Những thương hiệu điện thoại dừng cuộc chơi tại Việt Nam

Sự kiện: Điện thoại Vsmart

VinSmart không phải là thương hiệu điện thoại Việt duy nhất rời bỏ cuộc chơi khi trước đó đã có một số công ty gặp cảnh tương tự.

Việc VinSmart tuyên bố ngừng sản xuất smartphone Vsmart là một điều gây bất ngờ cho cộng đồng công nghệ khi công ty thuộc Vingroup đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc sản xuất smartphone, đội ngũ R&D, và đặc biệt là chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường. Điều này khác biệt với nhiều thương hiệu Việt đã rút lui trước đó do doanh số bán kém cỏi, mặc dù khi ra mắt cũng rất được chú ý.

VinSmart

Sở hữu thương hiệu Vsmart, VinSmart đã tung ra 19 mẫu điện thoại khác nhau kể từ khi ra mắt thị trường Việt vào năm 2018 cho đến ngày rời bỏ. Các sản phẩm hiện có trên thị trường có mức giá từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng, đủ cạnh tranh với nhiều hãng quốc tế khác. Nhờ chính sách giá bán thân thiện cho người dùng Việt, không bất ngờ khi smartphone thương hiệu Vsmart nhanh chóng leo vào Top 3 smartphone tại Việt Nam với 15% thị phần. Thậm chí đây còn là Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020.

Những thương hiệu điện thoại dừng cuộc chơi tại Việt Nam - 1

Kết quả nghiên cứu từ GfK vào tháng 3/2020 cho thấy Vinsmart đã cán mốc 16,7% thị phần smartphone tại Việt Nam, xếp vị trí thứ 3 chỉ sau Samsung và OPPO. Trong quý 1/2021, Vsmart đã đạt khoảng 9% thị phần để cạnh tranh với nhiều thương hiệu điện thoại lớn khác, bao gồm cả Apple.

Chính vì vậy, sự dừng lại của VinSmart là một điều gây bất ngờ và chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy buồn tẻ. Trong thực tế, Vingroup cho biết họ muốn dừng hoạt động sản xuất smartphone để dồn sức vào phát triển xe điện Vinfast. Đây là thị trường đầy tiềm năng, thu hút nhiều ông lớn công nghệ, bao gồm cả Apple.

Mobiistar

So với VinSmart, Mobiistar có thời gian hoạt động lâu dài hơn nhiều. Công ty được thành lập vào năm 2009, ban đầu chỉ bán những sản phẩm giá rẻ khoảng vài trăm ngàn đồng, nhưng đến năm 2011, Mobiistar đã quyết định bước vào thị trường smartphone với những thiết bị chạy hệ điều hành Android có giá cả phải chăng.

Những thương hiệu điện thoại dừng cuộc chơi tại Việt Nam - 2

Sau một thời gian dài khẳng định mình, smartphone của Mobiistar đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt nhờ mức giá bình dân nhưng lại có cấu hình ưu việt và ngày càng được cải tiến nhiều hơn về thiết kế. Kết quả là, đến năm 2016, Mobiistar đã vượt qua Nokia và các thương hiệu điện thoại khác để đứng thứ 4 thị trường smartphone Việt, chỉ xếp sau các nhãn hàng lớn như Apple, Samsung và OPPO. Thậm chí công ty còn lên kế hoạch tiến ra thị trường Ấn Độ.

Đáng buồn, trước sức ép của nhiều hãng điện thoại giá rẻ cập bến thị trường Việt sau đó đã khiến Mobiistar trở nên yếu thế, và các sản phẩm của hãng đã biến mất khỏi kệ hàng các cửa hàng di động trong khoảng thời gian cuối năm 2019.

Asanzo

Được biết nhiều đến các sản phẩm TV nhưng Asanzo đã quyết định chuyển hướng sang kinh doanh smartphone vào đầu năm 2019 tại thị trường Việt Nam nhằm không bị đẩy lùi về mặt công nghệ. Cũng như một số thương hiệu Việt, các sản phẩm đầu tiên của Asanzo đều nhắm đến các phân khúc giá rẻ, hoàn thiện một cách tỉ mỉ từ thiết kế đến cấu hình, mà đặc biệt là dung lượng pin lớn.

Những thương hiệu điện thoại dừng cuộc chơi tại Việt Nam - 3

Không lâu sau khi ra mắt, các điện thoại của Asanzo đã được bán tại nhiều hệ thống bán lẻ di động lớn tại Việt Nam, tuy nhiên đến nay chúng đã không còn tồn tại mà chỉ xuất hiện trên một số sàn thương mại điện tử, với sức mua rất kém. Đó cũng là lý do khiến Asanzo không còn mặn mà trong việc tung ra nhiều điện thoại nữa.

Q-mobile

Đây là một thương hiệu điện thoại khá phổ biến trên thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian 2012 trở về trước. Nếu VinSmart gây chú ý với việc chiếm vị trí trong Top 3 thì Q-mobile còn ấn tượng hơn khi đã từng vươn lên đứng trong Top 2 về thị phần điện thoại di động tại Việt Nam.

Những thương hiệu điện thoại dừng cuộc chơi tại Việt Nam - 4

Tuy nhiên, khi thị trường smartphone phát triển mạnh, sự chậm chạp thay đổi của Q-mobile đã khiến công ty này nhanh chóng mất chỗ đứng trên thị trường di động Việt. Kết quả là, Q-mobile gần như là cái tên quá xa lạ đối với giới trẻ Việt. Dẫu vậy, xét ở quy mô thị trường và thị phần điện thoại thương hiệu Việt thì Q-mobile là cái tên không thể không nhắc đến.

Mặc dù công ty này cũng từng muốn gây đột phá với việc phát triển Q-Store để tiến xa hơn nhưng một đại diện Q-mobile phải thừa nhận rằng Q-Store đã không đạt được những kỳ vọng đặt ra ban đầu và bị đóng cửa, khiến Q-mobile tụt dốc không phanh.

F-mobile

Được hậu thuẫn bởi một trong những tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam là Tập đoàn FPT, F-mobile ra mắt vào năm 2009 đã giới thiệu một loạt điện thoại với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng cùng nhiều ứng dụng tiện ích giúp mọi người kết nối với bạn bè mọi lúc mọi nơi như Vitalk hay Vimap… Chính một số chương trình đã đưa vào sử dụng và được giới trẻ rất ưa chuộng như hỗ trợ kết nối thường xuyên, cập nhật liên tục thông tin bè bạn đã giúp F-mobile có chỗ đứng nhất định.

Những thương hiệu điện thoại dừng cuộc chơi tại Việt Nam - 5

Các điện thoại của F-mobile cũng có giá rẻ, chất lượng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như nhiều thương hiệu điện thoại Việt khác, F-mobile đã thất bại khi xu hướng người dùng chuyển sang smartphone cùng sự cạnh tranh trên thị trường.

Trong thực tế, không chỉ các thương hiệu điện thoại Việt Nam mà ngay cả những cái tên như cộm cán trên thị trường điện thoại di động truyền thống như Nokia hay Motorola cũng phải thất bại khi chuyển sang giai đoạn smartphone.

Nguồn: [Link nguồn]

Gần 3 năm, VinSmart đã giúp người dùng Việt mở rộng tầm mắt

Ra mắt từ 6/2018, VinSmart (thuộc Vingroup) đã liên tục mang đến cho người tiêu dùng Việt những smartphone thương hiệu Vsmart...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh ([Tên nguồn])
Điện thoại Vsmart Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN