Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây

Nuôi vịt đẻ chạy đồng đã trở thành nghề truyền từ đời này sang đời khác của nhiều gia đình ở miền Tây, người nuôi phải chịu nhiều vất vả, dù nghề này chỉ thu nhập bạc cắc.

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 1

 Khi vịt lên đồng người nuôi không còn tốn nhiều chi phí về thức ăn, mà chỉ cần đầu tư mua vịt và vận chuyển đến với những cánh đồng xa, nhiều khi sang cả tỉnh khác. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 2

Thường sau các vụ lúa đông xuân và hè thu, chủ các đàn vịt sẽ tìm đến mua đồng cho vịt ăn. Giá mỗi ha ruộng vừa thu hoạch xong từ 15.000 - 20.000 đồng. Trung bình 1.000 con vịt đẻ phải cần đến 100 ha để chạy đồng trong vòng 3 tháng. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 3

Nguồn thức ăn chính của vịt trên các cánh đồng này là lúa còn sót lại, ốc bươu vàng, trứng ốc.... 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 4

Người chăn vịt sẽ dùng lưới để phân định ranh giới giữa các đàn vịt, cũng như chia đồng để vịt ăn. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 5

Để nhận biết vịt khi bị lẫn lộn, chủ sẽ sơn màu vào cánh của chúng. Mỗi đàn vịt có một màu sơn và vị trí sơn cũng khác nhau. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 6

Ở những đồng gần, vịt được di chuyển bộ trên đường hoặc kênh, mương. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 7

Ở những đồng xa và liên tỉnh, vịt được chuyên chở bằng thuyền, với mức giá từ 1 đến 5 triệu đồng/lần tùy thuộc vào khoảng cách. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 8

Đàn vịt đẻ của ông  Đức,  55 tuổi (xã Bình Thạnh Đông, Châu Phú, An Giang)  đang được đưa lên thuyền để vận chuyển sang đồng mới ở Kiêng Giang. Đây là chiếc thuyền được thiết kế riêng và chỉ sử dụng cho việc vận chuyển gia cầm trên sông.

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 9

Nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng rất vất vả. Người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc mưa nắng.  Có chuyến chạy đồng phải xa nhà vài tháng nên họ thường mang theo khá nhiều đồ đạc, từ lương thực, thuốc men, nồi niêu, xoong chảo...

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 10

 Việc thu hoạch trứng được tiến hành từ sáng sớm. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 11

Ông Đức, người có kinh nghiệm hơn 30 năm nuôi vịt đẻ chạy đồng, cho biết: "Người nuôi thương thu hoạch trứng từ 3h sáng, vào thời điểm này đa số vịt đã "rớt hột", nên phải nhặt ngay để bảo vệ an toàn cho số trứng". 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 12

Trứng vịt nhặt xong được cho vào những chiếc túi bằng lưới, mỗi túi  là 100 trứng. Trung bình 1.000 con vịt đẻ chạy đồng mỗi ngày sẽ cho khoảng 750 - 850 trứng. Với 1.000 con vịt, người nuôi có thu nhập hàng tháng từ 30 đến hơn 40 triệu, nhưng phần nhiều trong đó là các loại chi phí. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 13

Những quả trứng sạch sẽ có giá cao hơn so với những quả trứng bẩn bị dính bùn, đất. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 14

Trứng được phân loại thành 3 dạng, trứng cồ (loại to nhất) có giá 1.900 đồng/trứng, trứng lạc (loại phổ biến) là 1.400đồng/trứng, và loại dạt 1.000 đồng/trứng. 

Vất vả nghề nuôi vịt chạy đồng của người miền Tây - 15

Sau đó trứng sẽ được vận chuyển về lò, nơi đây loại cồ sẽ được chọn để ấp vịt con, trứng lạc làm sạch, vận chuyển đi tiêu thụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Zen Nguyễn (Zing.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN