''Thủ phủ'' cam bù nức tiếng hối hả thu hoạch cận Tết

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang bắt đầu chín đỏ. Các chủ trại cam đang chuẩn bị thu hoạch để tung ra thị trường phục vụ thực khách dịp Tết Nguyên đán.

Cam bù hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhưng cam được trồng ở huyện Hương Sơn có vị ngọt thanh và thơm, mọng nước. Chính vì thế mấy chục năm qua nó đã trở thành thương hiệu của người dân Hương Sơn và được nhiều thực khách nơi khác biết đến.

Cam bù hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhưng cam được trồng ở huyện Hương Sơn có vị ngọt thanh và thơm, mọng nước. Chính vì thế mấy chục năm qua nó đã trở thành thương hiệu của người dân Hương Sơn và được nhiều thực khách nơi khác biết đến.

Do cam bù Hương Sơn đã khẳng định được thương hiệu trong những năm gần đây nên dịp Tết đến cam bù ở đây tăng giá vùn vụt. Khách hàng từ khắp nơi đổ xô về Hương Sơn, đặc biệt là ở các vựa cam ở xã Sơn Mai, Sơn Trường... mua bán ngay tại vườn.

Do cam bù Hương Sơn đã khẳng định được thương hiệu trong những năm gần đây nên dịp Tết đến cam bù ở đây tăng giá vùn vụt. Khách hàng từ khắp nơi đổ xô về Hương Sơn, đặc biệt là ở các vựa cam ở xã Sơn Mai, Sơn Trường... mua bán ngay tại vườn.

Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết Nguyên đán. Theo đó, mỗi cây cam bù, đặc biệt là vùng núi huyện Hương Sơn được cho là nơi "khơi nguồn" để giống cam bù đặc sản lưu truyền từ đời này qua đời khác; để lưu giữ giống quả ngọt này bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế của nó rất cao, vào loại bậc nhất trong dòng cam bưởi tại miền Trung.

Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết Nguyên đán. Theo đó, mỗi cây cam bù, đặc biệt là vùng núi huyện Hương Sơn được cho là nơi "khơi nguồn" để giống cam bù đặc sản lưu truyền từ đời này qua đời khác; để lưu giữ giống quả ngọt này bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế của nó rất cao, vào loại bậc nhất trong dòng cam bưởi tại miền Trung.

Theo anh Cao Phúc Bảo (ở thôn 5, xã Sơn Trường), năm nay do thời tiết nắng ấm nên cam được mùa hơn năm ngoái, trung bình mỗi cây có hơn 200 quả. Dịp này, người trồng cam đã bắt đầu “hái tiền” từ cây ăn quả đặc sản này. Các thương lái từ Nghệ An hiện đã đến mua và đặt hàng vào dịp Tết Nguyên đán

Theo anh Cao Phúc Bảo (ở thôn 5, xã Sơn Trường), năm nay do thời tiết nắng ấm nên cam được mùa hơn năm ngoái, trung bình mỗi cây có hơn 200 quả. Dịp này, người trồng cam đã bắt đầu “hái tiền” từ cây ăn quả đặc sản này. Các thương lái từ Nghệ An hiện đã đến mua và đặt hàng vào dịp Tết Nguyên đán

Xã Sơn Trường được xem là “thủ phủ” trồng can bù với tổng diện tích 413 ha, trong đó 321 ha cho quả, năng suất bình quân vụ cam này ước đạt 13 tấn/ha, giá trị ước tính hơn 125 tỷ đồng. Theo người trồng cam nơi đây, nhìn chung, sản lượng cam bù năm nay thấp hơn năm trước nhưng bù lại cam đẹp và có vị thanh ngọt đậm đà hơn nhiều.

Xã Sơn Trường được xem là “thủ phủ” trồng can bù với tổng diện tích 413 ha, trong đó 321 ha cho quả, năng suất bình quân vụ cam này ước đạt 13 tấn/ha, giá trị ước tính hơn 125 tỷ đồng. Theo người trồng cam nơi đây, nhìn chung, sản lượng cam bù năm nay thấp hơn năm trước nhưng bù lại cam đẹp và có vị thanh ngọt đậm đà hơn nhiều.

Mỗi quả cam nặng khoảng 0,3 kg, có những quả nặng hơn 0,7 kg. Giá cam bù Hương Sơn thu mua tại vườn từ 18.000 đồng đến 45.000 đồng/kg, giá bán ở chợ lên đến 60.000 đồng/kg. Bình quân hàng năm, trừ chi phí, mỗi hộ trồng cam bù ở huyện Hương Sơn thu về từ 70-80 triệu đồng, những nhà trồng với quy mô lớn có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mỗi quả cam nặng khoảng 0,3 kg, có những quả nặng hơn 0,7 kg. Giá cam bù Hương Sơn thu mua tại vườn từ 18.000 đồng đến 45.000 đồng/kg, giá bán ở chợ lên đến 60.000 đồng/kg. Bình quân hàng năm, trừ chi phí, mỗi hộ trồng cam bù ở huyện Hương Sơn thu về từ 70-80 triệu đồng, những nhà trồng với quy mô lớn có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Phan Thị Xuân (ở xã Sơn Trường) cho biết, gia đình trồng hơn 1.000 gốc cam bù, mỗi năm cho thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng. "Năm nay thời tiết thuận lợi, cam bắt đầu chín đều, quả căng đẹp. Hi vọng mang lại một mùa bội thu", chị nói.

Chị Phan Thị Xuân (ở xã Sơn Trường) cho biết, gia đình trồng hơn 1.000 gốc cam bù, mỗi năm cho thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng. "Năm nay thời tiết thuận lợi, cam bắt đầu chín đều, quả căng đẹp. Hi vọng mang lại một mùa bội thu", chị nói.

Chị Cao Thị Xoan (thôn 5, xã Sơn Trường) cho biết, nhiều năm nay kinh tế cả gia đình đều phụ thuộc vào cây cam bù. Những năm trước, gia đình chị chỉ trồng được khoảng 30-40 gốc. Tuy nhiên, 3 năm trở lại nay, khi có chính sách hỗ trợ của nhà nước, khuyến khích phát triển vườn đồi, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư thêm hơn 200 gốc.

Chị Cao Thị Xoan (thôn 5, xã Sơn Trường) cho biết, nhiều năm nay kinh tế cả gia đình đều phụ thuộc vào cây cam bù. Những năm trước, gia đình chị chỉ trồng được khoảng 30-40 gốc. Tuy nhiên, 3 năm trở lại nay, khi có chính sách hỗ trợ của nhà nước, khuyến khích phát triển vườn đồi, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư thêm hơn 200 gốc.

Cây cam bù giờ đã trở thành cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế hàng đầu trên đất Hương Sơn, gấp 10-20 lần các cây trồng khác như chanh, quýt, mía… Đặc biệt, trong ngày tết cam bù là quả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng làm quà biếu anh em, bạn bè gần xa; là thứ quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên.

Cây cam bù giờ đã trở thành cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế hàng đầu trên đất Hương Sơn, gấp 10-20 lần các cây trồng khác như chanh, quýt, mía… Đặc biệt, trong ngày tết cam bù là quả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng làm quà biếu anh em, bạn bè gần xa; là thứ quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên.

Nguồn: [Link nguồn]

Thị trường quà Tết bắt đầu sôi động, đa dạng về giá

Tại một số hệ thống siêu thị lớn tại TP HCM, thị trường quà Tết đã bắt đầu sôi động khi các giỏ quà Tết, các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Sơn ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN