Quảng Ngãi: Dăm gỗ ứ như núi, doanh nghiệp chế biến đang "thở oxy"

Sự kiện: Kinh Doanh

Chỉ riêng 2 nhà máy tại huyện Sơn Hà và Trà Bồng, tuy quy mô thuộc hàng trung bình ở Quảng Ngãi nhưng hiện lượng gỗ dăm tồn ước lên đến 60.000 tấn, chưa biết đến bao giờ mới tiêu thụ hết.

Trưa 17/7, dưới cái nắng như đổ lửa của tiết trời đang hạ, nằm im lìm trong khuôn viên nhà máy Nhất Hưng Sơn Hà, huyện Sơn Hà là những "núi" gỗ dăm đang chờ và chưa biết đến bao giờ mới xuất bán hết được.

Một trong số "núi" dăm gỗ tồn của NM Nhất Hưng Sơn Hà.

Một trong số "núi" dăm gỗ tồn của NM Nhất Hưng Sơn Hà.

Tiếp xúc với PV Báo Dân Việt, ông Mai Thế Vinh, Giám đốc NM chế biến lâm sản và dăm gỗ nguyên liệu giấy Nhất Hưng Sơn Hà, huyện Sơn Hà nén tiếng thở dài: "Ít có thời điểm nào mà việc tiêu thụ dăm gỗ gặp nhiều khó như thời gian gần đây. Chỉ riêng tại nhà máy này hiện số lượng dăm gỗ còn tồn ước gần 30.000 tấn, tương đương với khoảng 60.000 tấn gỗ nguyên liệu".

Theo ông Vinh mấy năm trước, bình quân lượng dăm gỗ xuất đi của nhà máy khoảng 3 đợt/tháng, với số lượng khoảng 10 tấn/đợt. Nhưng hiện nay số lượng mỗi lần xuất bán đã không tăng (10 tấn/đợt), trái lại số đợt xuất/tháng giảm xuống chỉ còn 1 đợt/tháng. Với số lượng dăm gỗ hiện tồn tại NM này, nếu không có gì trục trặc phát sinh phải mất 3 tháng mới xuất bán hết.

Quảng Ngãi: Dăm gỗ ứ như núi, doanh nghiệp chế biến đang "thở oxy" - 2

Dù lượng dăm gỗ tồn ứ rất lớn, nhưng gần như 100% NM chế biến dăm cũng phải tiếp tục mua nhiên liệu (gỗ keo) để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân.

Dù lượng dăm gỗ tồn ứ rất lớn, nhưng gần như 100% NM chế biến dăm cũng phải tiếp tục mua nhiên liệu (gỗ keo) để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân.

Dù lượng gỗ dăm còn tồn nhiều như vậy nhưng cũng như các nhà máy khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, hàng ngày cơ sở này vẫn phải gồng mình tiếp tục thu mua nguyên liệu (gỗ keo) để chế biến duy trì hoạt động và giải quyết công ăn việc làm của khoảng 70 người. Tương tự, tại nhà máy chế biến huyện Trà Bồng, số dăm gỗ tồn ước khoảng 28.000 tấn và đang ngày càng tăng lên.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông "T.V.N", chủ doanh nghiệp chế biến dăm gỗ có tiếng ở Quảng Ngãi, cho biết: "Dăm gỗ tại Quảng Ngãi chủ yếu là xuất khẩu bán sang thị trường nước ngoài, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc. Nhu cầu tiêu thụ thì không tăng nhiều, nhưng số lượng NM tham gia chế biến trong lĩnh vực này của tỉnh thì ngày càng đông".

Quảng Ngãi: Dăm gỗ ứ như núi, doanh nghiệp chế biến đang "thở oxy" - 4

Số lượng NM tăng vọt như vậy dẫn đến 'cung vượt cầu; tình trạng cạnh tranh (giữa các chủ cơ sở chế biến) theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", làm cho việc tiêu thụ dăm gỗ đã khó càng thêm khó.

Theo lời ông chủ doanh nghiệp này thì cách đây mấy năm, số lượng nhà máy chế biến dăm gỗ ở Quảng Ngãi tính chưa hết 2 bàn tay xòe nhưng hiện đã tăng lên trên 22 nhà máy. Chính số lượng nhà máy tăng vọt như vậy dẫn đến cung vượt cầu; gần đây lại xảy ra tình trạng cạnh tranh (giữa các chủ cơ sở chế biến) theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", làm cho việc tiêu thụ dăm gỗ đã khó càng thêm khó.

Nhẩm tính với quy mô thuộc hàng trung bình so với các cơ sở hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhưng lượng dăm gỗ dồn ứ tại nhà máy Sơn Hà khoảng 30.000 tấn thì với 22 nhà máy trong toàn tỉnh, lượng dăm gỗ đang còn ứ ở Quảng Ngãi đã lên trên nữa triệu tấn. Với tình hình tiêu thụ đầy khó khăn như hiện nay, không có gì sai khi ngành chế biến gỗ dăm ở Quảng Ngãi được ví là đang nằm trong giai đoạn "thở o xy".

Xuất khẩu dăm gỗ: Số 1 thế giới vẫn không “quyết” nổi thị trường

Đứng đầu thế giới về xuất khẩu (XK) dăm gỗ nhưng Việt Nam lại không được ở thế làm chủ thị trường khi chịu sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Xuân ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN