Quả lê để suốt 5 tháng không hỏng: Khó tìm hóa chất lạ

“Viện để thử quả lê 5 tháng vẫn không bị hỏng. Hiện có nhiều chất lạ trong hoa quả, Viện vẫn chưa thể định danh”, ông Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận.

Thời gian gần đây, việc sử dụng hóa chất bảo quản trong các loại quả nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc khiến nhiều người lo lắng. Các chuyên gia y tế cũng thừa nhận, nhiều loại táo, lê… để hàng tháng trời vẫn không bị hỏng. Chuối, mít xanh… được tẩm hóa chất để nhanh chín.

Ông Đà cho rằng, công tác kiểm soát chất bảo quản rất khó, hiện có rất nhiều loại mới, nhiều chất chưa định danh được, khó kiểm soát dư lượng.

“Các đơn vị thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng hầu như không phát hiện được hóa chất bảo quản”, ông Đà nói.

Ông Đà lý giải, nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Hiện nay có 2.000 loại hóa chất bảo quản nhưng Viện mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại. Tới đây, Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ lấy thêm nhiều mẫu trái cây nhập khẩu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến băn khoăn trong công tác kiểm soát chất lượng các loại quả nhập khẩu, chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh.

Quả lê để suốt 5 tháng không hỏng: Khó tìm hóa chất lạ - 1

Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm cho biết, hầu như không phát hiện được hóa chất bảo quản trong hoa quả

“Trái cây được ướp, bảo quản là thực tế, vấn đề là kiểm soát ngay từ ban đầu được hàm lượng hay không?”, bà Tiến nói.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm phối hợp với các chi cục an toàn thưc phẩm lấy các mẫu quả ở chợ đầu mối, bán lẻ ngẫu nhiên để kiểm nghiệm. Tại sao táo, lê để lâu mà không hỏng”.

Bộ trưởng đề nghị Cục An toàn Thực phẩm làm việc với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đề nghị cung cấp danh sách hóa chất bảo quản được sử dụng, ngưỡng an toàn… đối với rau củ quả ở Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị lấy thêm nhiều mẫu trái cây tại chợ đầu mối, chợ dân sinh ở Hà Nội và các địa phương khác để kiểm nghiệm.

Bộ trưởng chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm lấy mẫu ngẫu nhiên tại các chợ đầu mối lẻ để kiểm nghiệm, tìm câu trả lời: "Tại sau táo, lê để vài tháng vẫn tươi mới không hỏng?". Bộ trưởng cũng đề nghị Cục An toàn thực phẩm làm việc với FDA Trung Quốc, yêu cầu cung cấp các danh mục thuốc chất bảo quản, bảo vệ thực vật...cho dùng ngưỡng an toàn.

Ông Lý Kim Soi, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn cho biết, cách đây 3-4 năm Sở Y tế tỉnh từng lấy mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Theo số liệu của UBND tỉnh Lạng Sơn, 8 tháng đầu năm nay đã có 235.000 tấn củ quả các loại nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Trong đó, đáng chú ý có đến 612 lô lê với trên 11.500 tấn, 922 lô quýt với trên 20.000 tấn, 294 lô nấm tươi với trên 3.000 tấn, trên 1.000 lô cam tươi với trên 20.000 tấn, gần 7.000 tấn cà rốt, hơn 27.000 tấn hành tây, trên 94.000 tấn tỏi.

Từ đầu năm đến nay có gần 240.000 tấn rau, củ quả nhập qua các cửa khẩu của Lạng Sơn, với 21 mặt hàng như: bưởi, cà chua, dưa hấu, dưa vàng, khai môn, lê, mận, nấm, nho, rau xanh các loại, quýt, táo... Đoàn công tác Bộ Y tế đã lấy 15 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc gồm: táo đỏ, lê và dưa hấu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN