Nuôi con đẹp mà "đoản thọ", một năm kiếm hàng trăm triệu đồng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Trong các buổi tiệc hay đám cưới, sự xuất hiện của chúng khiến bầu không khí trở nên lãng mạn hơn gấp bội phần.

Quan Phúc Vân là chủ một trang trại bướm tại thôn Bắc Địa, thị trấn Cát Lâm Sa Nhĩ, Tân Cương, Trung Quốc. Từ năm 2015, anh bắt đầu nuôi bướm để làm thành tranh, tiêu bản, cung cấp bướm sống cho các đám cưới. Mỗi năm, thu nhập của anh lên tới 100.000 NDT, tương đương 335 triệu đồng.

Từ nhỏ, Phúc Vân đã là phải thích nghi với cuộc sống nghèo khó cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm Phúc Vân chưa đầy 1 tuổi, cha mẹ đã ly dị, để con cho bà nội nuôi. Vì vậy, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 2, Phúc Vân đã một mình bươn chải làm đủ mọi công việc. Năm 2012, anh tình cờ nhìn thấy chương trình dạy nuôi bướm trên tivi. Phúc Vân thầm nghĩ, đây là ngành công nghiệp mới nổi, liệu ở Tân Cương có thể nuôi bướm được không?

Do điều kiện địa lý và khí hậu ở Tân Cương khá khắc nghiệt nên trước giờ chưa có ai mở trang trại nuôi bướm. Nhưng Phúc Vân lại cho rằng, giới trẻ hiện nay theo đuổi sự lãng mạn, nếu có một đàn bướm rực rỡ tung cánh trong hôn lễ hoặc các buổi tiệc, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều sự yêu thích và có thể mở ra một thị trường kinh doanh tiềm năng.

Nuôi con đẹp mà "đoản thọ", một năm kiếm hàng trăm triệu đồng - 1

Trang trại nuôi bướm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Nuôi con đẹp mà "đoản thọ", một năm kiếm hàng trăm triệu đồng - 2

Xác bướm được dùng làm tiêu bản hoặc ghép thành những bức tranh tuyệt đẹp

Nghĩ vậy, anh liền bắt tay thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Để đảm bảo nuôi bướm thành công, Phúc Vân đã nhiều lần tới khảo sát khu nuôi bướm ở Vân Nam, Hải Nam. Ngoài ra, anh đã đầu tư tổng cộng hơn 200.000 NDT (671 triệu đồng) xây dựng khu vườn dành riêng cho bướm, thu hút rất nhiều loài bướm lạ và đẹp. Tại đây, anh trồng sẵn nhiều loài thực vật mà sâu bướm thích ăn và phù hợp để làm kén.

Tuy nhiên, loài bướm vốn có vòng đời rất ngắn, sau khi chết đi, xác của chúng chỉ có thể dùng làm tiêu bản. Liệu có còn cách nào giúp khai thác tối đa giá trị của chúng hay không? Phúc Vân đã nghĩ ra một cách: dùng bướm để vẽ tranh.

Anh tải rất nhiều bức tranh trên mạng về, sau đó gắn tiêu bản bướm theo hình vẽ trên tranh. Đương nhiên, không phải lần thử nghiệm nào cũng thành công. Phúc Vân từng phải thức đến 2 giờ sáng mỗi ngày trong suốt 3 tháng ròng rã. Kết quả là tác phẩm tranh làm từ bướm đã được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình.

Hiện nay, mỗi năm trang trại cho ra đời hơn 80.000 con bướm, đem lại lợi ích kinh tế không hề nhỏ cho Phúc Vân.

Lãi đậm nhờ ”trốn vợ” trồng cây thảo dược trăm năm

Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại quả này ở một số vùng núi phía Bắc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hương Nguyễn (Theo chuangyejia) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN