Người Mỹ săn mua hàng hoá gì mùa dịch COVID-19?

Thói quen mua sắm của người Mỹ đã chuyển từ hàng hoá cơ bản sang những món món phục vụ cho việc chải chuốt tại nhà.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), sau thời gian đổ xô đến các siêu thị để gom sản phẩm vệ sinh về dự trữ thì người Mỹ giờ đây tranh nhau mua những món độc đáo hơn. 

Muôn kiểu giết thời gian tại nhà

Có lẽ thời gian cách ly tại nhà quá nhàm chán khiến người dân nảy sinh nhu cầu giết thời gian bằng cách tự làm đẹp tại nhà. Những sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, dưỡng da, phụ kiện làm đẹp bỗng nhiên đắt hàng như tôm tươi.

Giám đốc điều hành Walmart-ông Doug McMillon cho biết, dựa trên dữ liệu bán hàng của chuỗi siêu thị này, có thể thấy rõ sự quan tâm của người tiêu dùng Mỹ đã chuyển hướng rõ rệt.

Chuỗi ngày cách ly kéo dài khiến họ buộc phải tự thực hiện cho mình nhiều việc mà trước đây chỉ cần ra cửa hàng cho người khác phục vụ. 

Cô Erin Call đeo khẩu trang kín khi mua sắm tại cửa hàng Harmons. Ảnh: AP

Cô Erin Call đeo khẩu trang kín khi mua sắm tại cửa hàng Harmons. Ảnh: AP

Trước tiên là nhu cầu chăm sóc mái tóc, không chỉ các chị em mà cả các anh chàng cũng không thể kéo dài them chuỗi ngày không có salon làm tóc. Ông chủ của chuỗi Walmart cho biết tông đơ cắt tóc, các loại thuốc nhuộm, keo, ủ dưỡng tóc… được người dân mua sắm rất nhiều. 

Những món hàng này chưa bao giờ được tiêu thụ tốt đến như vậy bởi mỗi người dân bây giờ phải tự chăm sóc nhan sắc cho mình. Từ việc tự cắt tóc cho đến nhuộm tóc, làm móng đều được thực hiện tại gia.

Sự gia tăng doanh số bán hàng từ các sản phẩm làm đẹp càng rõ hơn sau khi chính quyền nhiều tiểu bang, thành phố ra lệnh đóng cửa tất cả cửa hàng phục vụ nhu cầu không thiết yếu hồi cuối tháng 3. Điều này đồng nghĩa với việc người dân Mỹ sẽ không thể ra tiệm cắt tóc, làm móng hay spa cho đến khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn. 

Bên cạnh các sản phẩm chăm sóc ngoại hình thì người dân cũng mua sắm mạnh tay các mặt hàng giải trí khác như đồ chơi các loại, mô hình lắp ráp, dàn máy hát karaoke… để tự tìm niềm vui trong chuỗi ngày bị cô lập.

Thói quen mua sắm sẽ thay đổi hoàn toàn

Thật ra, việc mua sắm đồ làm đẹp và giải trí được xem là cơn sốt thứ ba trong thói quen mua sắm của người Mỹ trong mùa dịch.

Cơn sốt đầu tiên xảy ra khi dịch COVID-19 mới bùng phát tại đây hồi đầu tháng 3. Khi đó, các kênh bán hàng ghi nhận người tiêu dùng tranh nhau mua các mặt hàng thiết yếu như giấy vệ sinh, nước khử khuẩn, khẩu trang… 

Gian hàng giấy vệ sinh trống trơn đầu mùa dịch. Ảnh: AFP

Gian hàng giấy vệ sinh trống trơn đầu mùa dịch. Ảnh: AFP

Những sản phẩm này cháy hàng tới mức độ người dân phải đua nhau vượt qua biên giới phía Nam đến Mexico để tìm mua giấy vệ sinh và các nhu yếu phẩm khác, tờ Daily Mail đưa tin.

Sau hai tuần cách ly, khi giấy vệ sinh không còn là nỗi ám ảnh thì cơn sốt mua sắm thứ hai bắt đầu. Lúc này người dân có những nhu cầu “sang chảnh” hơn đó là dành thời gian để nấu nướng, ăn uống thật ngon vì… quá rảnh.

Một lần nữa, các cửa hàng lại hồ hởi, nhiệt tình hỗ trợ nhu cầu mua sắm nguyên liệu, công cụ nấu nướng để xả stress cho  khách hàng.

Cảnh xếp hàng đông đúc trước các siêu thị hồi đầu mùa dịch. Ảnh: REUTERS

Cảnh xếp hàng đông đúc trước các siêu thị hồi đầu mùa dịch. Ảnh: REUTERS

Dữ liệu nghiên cứu thị trường của Nielsen cho thấy trong hai tuần cuối tháng 3, các nguyên liệu phục vụ cho việc làm bánh là sản phẩm đắt hàng nhất. Doanh số bán các món hàng này tăng đến 457% và 647% so với cùng kì năm 2019. Tất nhiên trong những ngày này, hình ảnh ở nhà và nướng bánh, nấu ăn được người dân chia sẻ sôi nổi trên các trang mạng xã hội. 

Người dân cũng chuyển sang tận dụng công cụ mua sắm trực tuyến từ đây. Theo hãng tin Reuters, hàng triệu người trên khắp nước Mỹ đang dần chuyển sang các nhà cung cấp gói dịch vụ ăn uống trực tuyến như Blue Apron và các dịch vụ giao hàng như Peapod hay FreshDirect để tiếp cận các cửa hang trong thời gian cách ly.

Nhiều chuyên gia tiêu dùng dự đoán thói quen và thị hiếu mua sắm của người dân rất có thể sẽ thay đổi hoàn toàn từ đại dịch lần này.

Nguồn: [Link nguồn]

Sản xuất 200 triệu khẩu trang/tháng, doanh nghiệp cần thận trọng khi đầu tư xuất khẩu

Dù năng lực sản xuất khẩu trang đạt 200 triệu/tháng, nhưng Bộ Công Thương vẫn khuyến cáo doanh nghiệp cần thận trọng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN KHƯƠNG ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN