Nghịch lý giá thịt heo: Đầu hàng trước bàn tay thương lái?

Sự kiện: Kinh Doanh

Cũng như phía Bắc, hiện người chăn nuôi heo ở các tỉnh thành phía Nam đang rơi vào tình cảnh thê thảm chưa từng có khi giá thịt heo hơi phá đáy, trong khi người tiêu dùng không mua được thịt rẻ.

Nghịch lý giá từ chuồng trại đến tay người tiêu dùng

Những ngày qua, giá thịt heo hơi là vần đề “nóng” đối với người chăn nuôi trên cả nước. Tại Đồng Nai, thị trường cung ứng thịt heo thuộc hàng cao nhất cho các chợ đầu mối cũng như bán lẻ tại TP.HCM cũng ảm đạm không kém. Giá thịt heo hơi đang rớt thê thảm, không ít hộ chăn nuôi và trang trại tại địa bàn đứng trên bờ vực phá sản, bỏ trống chuồng trại.

Theo khảo sát của PV Infonet sáng 26/4, giá thịt heo hơi các trang trại bán ra dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bị thương lái viện nhiều lý do để ép giá xuống còn 18.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Út (ngụ huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, gần 1 tháng nay giá thịt heo hơi liên tục đi xuống. Cứ nghĩ do biến động thị trường trong thời gian ngắn rồi phục hồi, tuy nhiên càng ngày giá càng rớt. Theo ông Út, một lứa heo người nuôi mất 3 – 4 tháng và chi phí khoảng 3 triệu đồng/con nhưng với mức giá hiện nay thì người nuôi đã lỗ hơn 1 triệu đồng/con.

Nghịch lý giá thịt heo: Đầu hàng trước bàn tay thương lái? - 1

Giá thịt heo hơi đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay khiến cho người chăn nuôi lao đao. 

Trái ngược với giá bán thấp chưa từng có mà người chăn nuôi đang phải đối mặt, khảo sát tại một số chợ đầu mối tại TP.HCM cho thấy, giá nhập hàng và bán ra của tiểu thương lại không hề giảm.

Theo đó, thịt nạc dao động từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, thịt ba rọi từ 80.000 – 95.000 đồng/kg, thịt đùi 70.000 – 80.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sườn non ở mức cao từ 100.000 – 120.000 đồng/kg.

Tại chợ đầu mối Hóc Môn, giá heo hơi mua vào đang ở mức 27.000 – 42.000 đồng/kg tuỳ loại. So với tuần trước, giá này chỉ giảm nhẹ, khoảng 3.000 đồng/kg. Đại diện chợ đầu mối này cho biết, số lượng thịt heo nhập về chợ mỗi đêm đã tăng so với cùng kỳ, dao động từ 30 – 60 tấn/đêm.

Chủ một doanh nghiệp thu mua và phân phối thịt heo cho hay, nếu trừ chi phí mỗi kg thịt heo từ trang trại đến thành phẩm chỉ chên nhau khoảng 20.000 đồng/kg. Trong khi đó tiểu thương ở các chợ đẩy giá lên cao ngất trong những ngày qua là không hợp lý. 

Thương lái “thâu tóm” giá?

Bà Năm, tiểu thương tại chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, đối với tiểu thương, các chi phí tính vào giá bán như nhân công, vận chuyển thì không giảm. Trong khi lấy từ lò mổ có thời điểm giá giảm vài ngàn đồng mỗi kg thì cũng khó giảm trên giá bán. Bà Năm cho rằng sở dĩ thịt đến tay người tiêu dùng với giá cao bởi thương lái tác động.

Ông Âu Thanh Long – Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, rất khó để nói thương lái thâu tóm giá bán bởi bản thân các thương lái cũng cạnh tranh với nhau. Còn với thiểu thương, họ phải chịu nhiều chi phí nên giá bán đến tay người tiêu dùng cũng không giảm bao nhiêu.

Trong khi đó, theo ông Âu Thanh Long, các siêu thị và doanh nghiệp phân phối quy mô lớn thường ký hợp đồng với giá ổn định trong thời gian dài nên họ không bị tác động bởi giá thị trường ngắn hạn. Điều này lý giải vì sao giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao.

Ông Nguyễn Văn Quang – Chi cục trường Chi cục Thú y Đồng Nai lại cho rằng thương lái, đơn vị giết mổ và bán lẻ là ba khâu trung gian đang hưởng lợi từ giá thịt heo. Bởi lẽ, khi các khâu này đã bắt tay “làm giá” vì mục tiêu lợi nhuận thì khó có thể giảm được.

Mặc khác, theo ông Quang, các khâu kinh doanh này viện lý do phải “gánh” nhiều chi phí như vận chuyển, kiểm dịch là không hợp lý. Vì theo luật, phạm vi tiêu thụ trong tỉnh thì doanh nghiệp không cần thực hiện kiểm dịch, không tốn chi phí cho thú y. 

Ông Quang cho rằng khâu kiểm soát của cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, tạo kẻ hở cho các khâu trung gian thu lợi nhuận không hợp lý. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến người chăn nuôi heo rơi vào “thảm cảnh” như hiện nay còn đến từ sự mất cân đối cung - cầu, môi trường kinh doanh thiếu minh bạch.

Để giải quyết thực trạng chăn nuôi thiếu định hướng như hiện nay, theo ông Quang, các cơ quan quản lý cần quy hoạch lại hệ thống chăn nuôi cho người dân, mở rộng đầu ra chứ không nên phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Anh Linh (Infonet)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN