Nghệ An: "Bày binh bố trận" nuôi loài ong “tử thần” la liệt khắp vườn

Sự kiện: Kinh Doanh

Hỏi nhà anh Nguyễn Văn Thành nuôi ong vò vẽ ở xóm 2 xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) thì cả xã Nghĩa Thuận ai ai cũng biết, bởi anh là người dám nuôi ong bò vẽ-loài ong "tử thần", loài ong "hung thần". Khu vườn nhà anh Thành hiện đang treo la liệt hơn 100 tổ ong vò vẽ, người ngoài nhìn vào ớn lạnh với cả trăm tổ ong như được "bày binh bố trận".

Sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi ong vò vẽ từ các bạn, anh Thành quyết định thử nghiệm với mô hình nuôi ong vò vẽ, và anh đã thành công bước đầu. Ảnh: Mỹ Hà

Sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi ong vò vẽ từ các bạn, anh Thành quyết định thử nghiệm với mô hình nuôi ong vò vẽ, và anh đã thành công bước đầu. Ảnh: Mỹ Hà

Tháng 5/2019 khu vườn rộng chừng 3.000m­2 nhà anh Thành có điểm mới lạ khiến nhiều người hiếu kỳ đến ngó nghiêng. Đó là "trận địa" cả trăm tổ ong vò vẽ được anh dựng lên trong vườn, có giàn treo ngay ngắn, thẳng hàng, rất bắt mắt gây tò mò nhưng cũng mang lại cảm giác sợ hãi cho nhiều người.

Những ai từng biết về loài ong vò vẽ này chắc chắn sẽ không thể xem thường những chiếc tổ màu nâu đất treo im lìm trên những cành cây, bụi tre, thậm chí là ngay cạnh chuồng bò hay bên bờ ao. Chỉ cần một chút động tĩnh, lũ ong sẽ ào ra với sự hung hãn. Ấy thế nhưng anh Thành đã chung sống với những đàn ong này từ tháng 5/2019 đến nay. 

Anh Thành giới thiệu, đây là con ong thợ khoẻ mạnh của một tổ ong vò vẽ mà anh đang nuôi. Mỗi tổ ong có hàng nghìn con, nhưng quan trọng nhất vẫn là con ong thợ. Ảnh: Mỹ Hà

Anh Thành giới thiệu, đây là con ong thợ khoẻ mạnh của một tổ ong vò vẽ mà anh đang nuôi. Mỗi tổ ong có hàng nghìn con, nhưng quan trọng nhất vẫn là con ong thợ. Ảnh: Mỹ Hà

Bà Trần Thị Hoa- một người dân ở xóm 2 xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) nói với PV Báo điện tử DANVIET.VN: “Cô hỏi đường đến nhà chú Thành nuôi ong vò vẽ à? Dân chúng tôi thấy người ta đi đốt trên rừng bắt nhộng vò vẽ về bán thì nhiều rồi, nhưng đây là lần đầu tiên thấy có người đưa tổ mang về vườn nuôi. Trông nguy hiểm, nhưng mô hình này lạ lạ nên bà con ai cũng tò mò .”

Chị Hường- cũng trú tại xóm 2 Nghĩa Thuận cũng tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN: “Ban đầu hàng xóm chúng tôi cũng hơi lo. Nhưng số tổ ong vò vẽ được đặt trong vườn cách khá xa, hơn nữa nếu không chọc phá thì ong cũng không bay cắn nên giờ gia đình tôi cũng thấy bình thường. Chú Thành nuôi ong từ đầu tháng 5, hiện tại đang thu hoạch lứa nhộng đầu, Chú làm giàn treo ngay ngắn nhìn đẹp mắt lắm....”.

Hàng trăm tổ ong được anh Thành bắt về làm giàn treo ngay ngắn. Những tổ ban đầu chỉ to hơn cái nắm tay, bây giờ đã phát triển lên, có những tổ khi thu hoạch nặng tới cả chục Kg. Ảnh: Mỹ Hà

Hàng trăm tổ ong được anh Thành bắt về làm giàn treo ngay ngắn. Những tổ ban đầu chỉ to hơn cái nắm tay, bây giờ đã phát triển lên, có những tổ khi thu hoạch nặng tới cả chục Kg. Ảnh: Mỹ Hà

Theo quan sát của PV Báo điện tử DANVIET.VN, gia đình anh Thành có tổng cộng hơn 100 tổ ong vò vẽ. Điều đáng nói, không phải những đàn ong tự tìm đến vườn nhà anh Thành làm tổ mà anh đã đích thân lên rừng đưa về. Hễ gặp tổ ong vò vẽ ở đâu hay nghe thông tin có tổ ong vò vẽ là anh tìm đến bắt cho kỳ được.

Để bắt ong vò vẽ anh Thành chỉ có một bộ đồ bảo hộ lao động kín từ đầu đến chân. Khi thấy tổ ong, anh Thành cần trùm kín lối ra vào ở tổ rồi đưa cả tổ về. Tối đến, anh mới đem treo lên nơi nào đó rồi bỏ nút đậy lưới trùm ra. Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN tìm tới vừa đúng lúc anh Thành thu hoạch lứa nhộng đầu tiên sau hơn 3 tháng thử nghiệm nuôi ong vò vẽ.

Chia sẽ với phóng viên báo DANVIET.VN, anh Thành vui vẻ nói: “Loài ong nguy hiểm bậc nhất ở rừng, bắt không cẩn thận là nó đốt chết người như chơi. Cơ duyên khiến tôi nuôi loài ong này cũng không có gì đặc biệt lắm. Vì tôi thích tìm hiểu về các loài ong, và qua các bạn bè ngoài Bắc nên tôi học hỏi, tìm tòi thêm. Các bạn tôi từ ngoài Bắc hay vào đây mua mật, nên họ chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Mô hình này ở Nghệ An đang ít, chứ ngoài Bắc họ nuôi nhiều rồi”. “

Bắt đầu vào cuối tháng 4 âm lịch, anh Thành và bố anh đã đi lên rừng gần nhà để tìm và bắt tổ. Ban đầu ngày được 5 hoặc nhiều thì 10 tổ, có ngày được vài tổ thôi, vì ong này khó tìm lắm. Tổ ong bắt về, anh Thành dựng, chống các cành cây thành hàng và treo tổ của chúng lên.

"Cứ như vậy, cho tới hôm nay cả 2 khoảnh vườn tôi đã có hơn 100 tổ ong vò vẽ. Nhiều người chưa hiểu về con ong vò vẽ cứ hỏi nuôi ong vò vẽ để làm gì? Nuôi ong vò vẽ để lấy nhộng non bán. Hôm nay, tôi thu hoạch đợt đầu tiên cũng được hơn 1 tạ nhộng ong, giá bán 200.000 đồng/kg. Mỗi đợt thu hoạch cũng được tổng cộng hơn 20.000.000 đồng tiền bán nhộng ong. Tôi chọn những tổ to cắt đi, để lại tổ nhỏ và vừa để bầy ong lại tiếp tục phát triển. Thương lái họ tự tìm tới nhà để mua nhộng ong vò vẽ chứ không phải mang đi đâu cả”, anh Thành tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.

Đây là một phần của lứa ong vò vẽ đầu tiên mà anh Thành đang thu hoạch để lấy nhộng non bán. Theo anh Thành, mỗi năm thu hoạch nhộng ong thành ba đợt, mỗi đợt hơn 1 tạ nhộng ong vò vẽ... Ảnh: Mỹ Hà.

Đây là một phần của lứa ong vò vẽ đầu tiên mà anh Thành đang thu hoạch để lấy nhộng non bán. Theo anh Thành, mỗi năm thu hoạch nhộng ong thành ba đợt, mỗi đợt hơn 1 tạ nhộng ong vò vẽ... Ảnh: Mỹ Hà.

Được biết vò vẽ là loại ong khá phổ biến ở các vùng miền trong nước. Đây là loài ong có nọc khá độc, khi bị cùng lúc nhiều con đốt (chích) có thể gây tử vong nên nhiều người ví gọi vò vẽ là ong "tử thần", ong "hung thần". Tuy nhiên nhộng ong vò vẽ là loại có nhiều chất dinh dưỡng tốt nên được yêu thích khi chế biến các món ăn bổ dưỡng.

Nuôi loài vật ”tử thần” làm thú cưng, bán hơn chục triệu một con

Nhiều người có sở thích kỳ lạ, bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu loài vật có độc về làm thú cưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Hà ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN