Lồng đèn truyền thống vẫn đủ sức cạnh tranh với đèn điện tử

Sự kiện: Tết Trung thu

Cùng với sự phát triển của thị trường, lồng đèn điện tử ngày một nhiều, nhưng những lồng đèn dán giấy truyền thống vẫn có lối đi riêng.

Cứ vào dịp trung thu, làng lồng đèn Phú Bình có tuổi đời hơn 50 năm giữa lòng TP.HCM lại nhộn nhịp mua bán. Len vào các con hẻm nhỏ, nhiều nghệ nhân làm đèn trung thu giấy kiếng cũng như các đại lý đang tất bật trang trí, gia công những khâu cuối cùng để chuẩn bị xuất ra thị trường.

Lồng đèn thành phẩm được treo khắp căn nhà, nhưng những nghệ nhân vẫn miệt mài tạo khuôn cho lô đèn mới. Ảnh:THU HÀ

Lồng đèn thành phẩm được treo khắp căn nhà, nhưng những nghệ nhân vẫn miệt mài tạo khuôn cho lô đèn mới. Ảnh:THU HÀ

Những nghệ nhân làm lồng đèn trung thu truyền thống đang tất bật tạo khuôn cho lồng đèn để kịp dán giấy kiếng và trang trí. Ảnh: THU HÀ

Những nghệ nhân làm lồng đèn trung thu truyền thống đang tất bật tạo khuôn cho lồng đèn để kịp dán giấy kiếng và trang trí. Ảnh: THU HÀ

Một nhân công đang hoàn thiện bước cuối cùng của một lồng đèn truyền thống. Ảnh: THU HÀ

Một nhân công đang hoàn thiện bước cuối cùng của một lồng đèn truyền thống. Ảnh: THU HÀ

Đại lý tất bật đóng hàng để vận chuyển vê thị trường tỉnh. Ảnh: THU HÀ

Đại lý tất bật đóng hàng để vận chuyển vê thị trường tỉnh. Ảnh: THU HÀ

Theo nhiều nghệ nhân nơi đây, năm nay thị trường lồng đèn có nhiều biến động về giá cả nguyên vật liệu.

Anh Nguyễn Trọng Bình một nghệ nhân làm lồng đèn cho hay giá cả vật liệu năm nay tăng khá nhiều so với các năm trước: “1 ream giấy kiếng (1ream=500 tờ-PV) tăng khoảng 500 ngàn đồng, trong khi đó lồng đèn thành phẩm khi xuất xưởng ra chỉ tăng nhẹ từ 1-2 ngàn đồng/chiếc.”

Theo anh Bình với sức ép cạnh tranh thị trường nếu tăng giá quá cao sẽ khiến mặt hàng trở nên khó tiêu thụ và kén khách hơn.

Mặc dù giấy kiếng tăng cao nhưng lồng đèn truyền thống khi xuất xưởng khi tăng nhẹ từ 1-2 ngàn đồng/chiếc. Ảnh: THU HÀ

Mặc dù giấy kiếng tăng cao nhưng lồng đèn truyền thống khi xuất xưởng khi tăng nhẹ từ 1-2 ngàn đồng/chiếc. Ảnh: THU HÀ

Ông Nguyễn Hưng Thịnh (phường 5, Q11) cũng chia sẽ mỗi một ngày gia đình ông làm ra khoảng 200 chiếc đèn trung thu nhiều chủng loại, trong đó phổ biến nhất là lồng đèn ông sao. Nếu tính một mùa, gia đình cho xuất ra thị trường 5-6.000 chiếc. “Một mùa trung thu gia đình tôi làm được khoảng 5-6.000 chiếc đèn, mỗi chiếc lời khoảng 5-6 ngàn/cái. Tuy nhiên so với công sức bỏ ra thì số tiền lời không đáng là bao, chủ yếu lấy công làm lời”- ông Thịnh nói.

Theo đó giá trung bình của những chiếc lồng đèn trên thị trường từ 15-18 ngàn lồng đèn nhỏ, từ 30-100 ngàn đối với mẫu lồng đèn lớn. Với mẫu đèn làm từ nhựa in sẵn và gắn đèn điện tử sẽ ít tốn chi phí đầu tư hơn so với lồng đèn thủ công.

Các nhân công đang gắn đèn cho loại lồng đèn điện tử. Ảnh: THU HÀ

Các nhân công đang gắn đèn cho loại lồng đèn điện tử. Ảnh: THU HÀ

Ông Thịnh cũng cho hay: “Càng làm sản phẩm gọn tức là các dạng lồng đèn gấp thì càng lời do tiết kiệm được công sức, vật dụng. Tuy nhiên sản phẩm càng nhỏ thì lại càng không được đẹp, không phải là những chiếc đèn truyền thống vót bằng tre, nứa, phủ giấy kiếng đỏ như chúng ta thường thấy”

Tại một cơ sở làm lồng đèn điện tử, các nhân công đang gắn đèn cho các sản phẩm đèn trung thu làm từ nhựa và gắn đèn điện tử. Giá tiền công là một ngàn đồng mỗi sản phẩm. Với loại đèn này, người làm chỉ việc gắn các chốt nhựa, không tốn công cắt, dán, vẽ như đèn truyền thống. Theo chị Nguyễn Thị Hồng (Tân Phú, TP.HCM) một ngày nhóm chị làm được 1000 chiếc, tương đương một triệu đồng.

Theo ông Thịnh, lồng đèn xếp giấy lời rất cao, nhưng phải khéo léo để đèn không bị hỏng khuôn hoặc bị rách. Ảnh: Thu Hà

Theo ông Thịnh, lồng đèn xếp giấy lời rất cao, nhưng phải khéo léo để đèn không bị hỏng khuôn hoặc bị rách. Ảnh: Thu Hà

"Nghề làm lồng đèn trung thu không đem lại thu nhập ổn định, do đó hầu hết các nghệ nhân của xóm lồng đèn Phú Bình đều có công việc riêng để kiếm sống. Chỉ khi và mùa, mọi người mới tất bật với vai trò là một người thợ làm lồng đèn truyền thống"- ông Thịnh nói.

Mặc dù lấy công làm lời thì số tiền ấy không đáng là bao, chỉ khoảng 5.000 đồng/đèn. Ảnh: THU HÀ

Mặc dù lấy công làm lời thì số tiền ấy không đáng là bao, chỉ khoảng 5.000 đồng/đèn. Ảnh: THU HÀ

“Người ta không thể sống bằng một nghề khi thu nhập chỉ dựa vào mùa trung thu hoặc noel. Để làm ra chiếc lồng đèn chỉ mấy chục ngàn này, thời gian chuẩn bị rất dài, người thợ đã phải vót tre, nứa, phơi nắng hay tạo khuôn hình cho lồng đèn…”, ông Thịnh chia sẻ

Chia sẻ từ những nghệ nhân trong làng Phú Bình, khoảng 5 năm đổ lại đây khi xu hướng hoài cổ được nhiều người theo đuổi, nhu cầu về lồng đèn truyền thống cũng ngày một tăng cao.

Bà Nguyễn Thị Tươi, đại lý phân phối lồng đèn trên 20 năm cho hay, mỗi năm bà xuất đi khoảng trăm ngàn chiếc lồng đèn trên khắp cả nước, thậm chí còn qua các nước lân cận và qua Mỹ ở các khu vực có nhiều kiều bào Việt Nam sinh sống.

Lồng đèn ông sao vẫn là sản phẩm được nhiều trường hợp, bệnh viện và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài... lựa chọn

Lồng đèn ông sao vẫn là sản phẩm được nhiều trường hợp, bệnh viện và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài... lựa chọn

Nói về mẫu mã, bà Tươi cho biết có hàng chục loại hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lồng đèn ông sao, lồng đèn hình chiếc thuyền, lồng đèn con cá…

Bên cạnh lồng đèn ông sao, lồng đèn hình con thuyền, con bướm...thường thấy, lồng đen trung thu truyền thống còn tạo hình dựa theo các nhân vật hoạt hình để thu hút lựa chọn của trẻ nhỏ. Ảnh: THU HÀ

Bên cạnh lồng đèn ông sao, lồng đèn hình con thuyền, con bướm...thường thấy, lồng đen trung thu truyền thống còn tạo hình dựa theo các nhân vật hoạt hình để thu hút lựa chọn của trẻ nhỏ. Ảnh: THU HÀ

Dù chưa tới trung thu, nhưng lồng đèn đã được nhiều người tới mua sắm.

Dù chưa tới trung thu, nhưng lồng đèn đã được nhiều người tới mua sắm.

“Mỗi năm sẽ lại có các mẫu mã khác nhau, nếu như năm đó có phim hoạt hình nào nổi trội, thị trường sẽ có hình về nhận vật trong đó. Như năm nay là lồng đèn hình heo Peppa đang thu hút nhiều người mua nhất”, bà Tươi cho biết.

Heo Peppa đang là sản phẩm đèn truyền thống được nhiều trẻ em yêu thích. Ảnh:THU HÀ

Heo Peppa đang là sản phẩm đèn truyền thống được nhiều trẻ em yêu thích. Ảnh:THU HÀ

Nói về sự cạnh tranh thị trường đồ chơi trung thu, Ông Tài một nhà phân phối lồng đèn trung thu tại Quận 11 hay, mỗi một lồng đền đều sở hữu các thị trường khác nhau. Mặc dù lồng đèn điện tử đang chiếm lĩnh thị trường nhưng ở nơi công sở, các bệnh viện, trường học, nhà thờ, chùa… đều chọn lồng đèn truyền thống.

Theo ông Tài, cùng với sự xuất hiện của lồng đèn điện tử, lồng đèn truyền thống vẫn có lối đi riêng của mình. Ảnh:THU HÀ

Theo ông Tài, cùng với sự xuất hiện của lồng đèn điện tử, lồng đèn truyền thống vẫn có lối đi riêng của mình. Ảnh:THU HÀ

Đèn trung thu điện tử vẫn là mặt hàng chiếm thị phần lớn trong thị trường đèn đồ chơi trung thu. Ảnh: THU HÀ

Đèn trung thu điện tử vẫn là mặt hàng chiếm thị phần lớn trong thị trường đèn đồ chơi trung thu. Ảnh: THU HÀ

Ông Tài chia sẻ: “Mỗi năm các trường học tại TP.HCM, bệnh viện… đều đặt mua hàng trăm chiếc lồng đèn truyền thống để cho trẻ nhỏ tự tay trang trí và vui chơi, vừa lưu giữ được nét đẹp truyền thống, vừa kích thích đam mê sáng tạo cho trẻ”.

Choáng váng hộp bánh trung thu có giá 15 triệu đồng

Ðể phục vụ nhu cầu của giới đại gia, nhiều cơ sở sản xuất bánh Trung thu trên thế giới đã ra mắt các loại bánh được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THU HÀ-MINH TÂM ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN