Loạt phố ẩm thực “xuyên đêm” ở Hà Nội lao đao vì dịch, tiểu thương bỏ quán về quê

Nổi tiếng là khu vực “ăn chơi” sầm uất nhất Hà Nội, nhưng gần 4 tháng nay nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống dịch vụ ở phố cổ rơi vào tình trạng kinh doanh giảm sút dẫn tới buộc phải đóng cửa hoặc thu nhỏ mô hình.

Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống; thời trang; dịch vụ khách sạn… ở phố Cổ Hà Nội rơi vào tình trạng kinh doanh giảm sút, dẫn tới buộc phải đóng cửa hoặc thu gọn mô hình hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, hoạt động kinh doanh lĩnh vực bán lẻ có nhiều biến động do tác động của Covid-19. Cách đây khoảng 3 tháng, tiểu thương vừa có cơ hội vui mừng vì tình hình buôn bán có nhiều chuyển biến tích cực. Thì đến thời điểm hiện tại, thêm 1 lần nữa nhiều hộ kinh doanh lại rơi vào cảnh cửa hàng không bóng khách.

Từ thực tế kinh doanh giảm sút của hoạt động bán lẻ, tiểu thương liên tục rơi vào thế bị động trước nhiều diễn biến mới của đại dịch. Một số người buộc phải chấp nhận bỏ phố về quê làm công nhân để duy trì cuộc sống đồng thời gồng gánh một phần chi phí thuê cửa hàng với những địa điểm hợp đồng thuê dài hạn.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến phố như: Tạ Hiện, khu vực chợ Đồng Xuân… đường phố vắng bóng người qua lại, vỉa hè thông thoáng, nhiều cửa hàng đóng cửa với dòng thông báo “tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19”.

Như vậy, sau hơn 2 tháng mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh vừa bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tích cực, thì thời điểm hiện tại, nhiều “ông chủ” lại tiếp tục tối mặt với bài toán doanh thu, tiền thuê mặt bằng, chính sách kích cầu… để “sống sót” trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành.

Một số hình ảnh ghi nhận hoạt động kinh doanh khu vực phố cổ Hà Nội

Tạ Hiện – Tụ điểm vui chơi sầm uất nhất Hà Nội nay quay về thời kỳ “cửa đóng then cài”. Ngoài các quán bar, karaoke buộc phải đóng cửa, một số hàng quán ăn uống tuy không nằm trong quy định nhưng cũng tự động nghỉ bán vì vắng khách.

Tạ Hiện – Tụ điểm vui chơi sầm uất nhất Hà Nội nay quay về thời kỳ “cửa đóng then cài”. Ngoài các quán bar, karaoke buộc phải đóng cửa, một số hàng quán ăn uống tuy không nằm trong quy định nhưng cũng tự động nghỉ bán vì vắng khách.

Thậm chí trước đó một quán bar nổi tiếng nhất Hà Nội bất đắc dĩ trở thành… sân chơi cầu lông.

Thậm chí trước đó một quán bar nổi tiếng nhất Hà Nội bất đắc dĩ trở thành… sân chơi cầu lông.

Trước đây, phố Tạ Hiện nổi tiếng là khu phố ăn, chơi sầm uất nhất Hà Nội, mỗi ngày đón tiếp hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước. (Hình ảnh ghi nhận vào tháng 7/2020)

Trước đây, phố Tạ Hiện nổi tiếng là khu phố ăn, chơi sầm uất nhất Hà Nội, mỗi ngày đón tiếp hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước. (Hình ảnh ghi nhận vào tháng 7/2020)

Loạt phố ẩm thực “xuyên đêm” ở Hà Nội lao đao vì dịch, tiểu thương bỏ quán về quê - 4

Nhiều cửa hàng có vị trí đặc địa ngay trung tâm phố đị bộ (Hoàn Kiếm – Hà Nội) đồng loạt đóng cửa.

Nhiều cửa hàng có vị trí đặc địa ngay trung tâm phố đị bộ (Hoàn Kiếm – Hà Nội) đồng loạt đóng cửa.

Mặt tiền nằm ở khu vực “đất vàng” của Thủ đô với chi phí thuê nhà lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, chủ các cơ sở kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng hết công suất của cửa hàng.

Mặt tiền nằm ở khu vực “đất vàng” của Thủ đô với chi phí thuê nhà lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, chủ các cơ sở kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng hết công suất của cửa hàng.

Liên lạc với chị Lệ Huyền, chủ một quán nhậu ở Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Sau Tết Nguyên Đán, cửa hàng tôi vẫn mở cửa đón khách nhưng lúc này khách đã giảm đi khoảng 60% do hầu như không có khách nước ngoài. Đến khi bùng dịch lần thứ 4 tôi làm thêm các món ăn nhanh để bán online nhưng cũng chỉ được thời gian đầu, tiền thuê nhà quá đắt đỏ tôi không trụ được nên buộc đóng cửa, tạm bỏ quán về quê làm công nhân một thời gian”.

Liên lạc với chị Lệ Huyền, chủ một quán nhậu ở Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Sau Tết Nguyên Đán, cửa hàng tôi vẫn mở cửa đón khách nhưng lúc này khách đã giảm đi khoảng 60% do hầu như không có khách nước ngoài. Đến khi bùng dịch lần thứ 4 tôi làm thêm các món ăn nhanh để bán online nhưng cũng chỉ được thời gian đầu, tiền thuê nhà quá đắt đỏ tôi không trụ được nên buộc đóng cửa, tạm bỏ quán về quê làm công nhân một thời gian”.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN