Làng nghề trồng lá dong hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội vào vụ Tết Nguyên đán

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Làng Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có nghề truyền thống trồng lá dong gói bánh hàng trăm năm nay, trước tết Nguyên đán 3 tuần, người dân lại hối hả ra vườn thu hoạch, cung cấp cho thị trường Hà Nội và cả miền Bắc

Cảnh người dân làng Tràng Cát thu hoạch lá dong phục vụ Tết Nguyên đán.

Thôn Tràng Cát (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm ven sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Nơi đây được coi là "thủ phủ" của nghề trồng lá dong gói bánh chưng truyền thống.

Thôn Tràng Cát (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm ven sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Nơi đây được coi là "thủ phủ" của nghề trồng lá dong gói bánh chưng truyền thống.

Làng nghề trồng lá dong hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội vào vụ Tết Nguyên đán - 2

Làng nghề trồng lá dong hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội vào vụ Tết Nguyên đán - 3

Làng Tràng Cát có tổng diện tích trồng lá dong vào khoảng hơn 20 ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân. Trước Tết Nguyên đán khoảng 3 tuần, người dân nơi đây lại tất bật thu hoạch lá dong phục vụ nhu cầu gói bánh chưng của người dân.

Làng Tràng Cát có tổng diện tích trồng lá dong vào khoảng hơn 20 ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân. Trước Tết Nguyên đán khoảng 3 tuần, người dân nơi đây lại tất bật thu hoạch lá dong phục vụ nhu cầu gói bánh chưng của người dân.

Làng nghề trồng lá dong hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội vào vụ Tết Nguyên đán - 5

Chị Nguyễn Thị Khuyên người dân làng Tràng Cát chia sẻ: "Ở đây chúng tôi chỉ trồng và thu hoạch lá dong nếp. Loại dong này có bầu lá rộng, tròn, mỏng nhưng dai, mặt dưới có màu xanh non, cuống lá dài phối sắc với màu thân lá, dễ phân biệt với loài dong rừng. Dùng loại lá này gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn".

Chị Nguyễn Thị Khuyên người dân làng Tràng Cát chia sẻ: "Ở đây chúng tôi chỉ trồng và thu hoạch lá dong nếp. Loại dong này có bầu lá rộng, tròn, mỏng nhưng dai, mặt dưới có màu xanh non, cuống lá dài phối sắc với màu thân lá, dễ phân biệt với loài dong rừng. Dùng loại lá này gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn".

Theo người dân thôn Tràng Cát, chuyên canh cây dong lấy lá gói là nghề truyền thống có từ lúc khai hoang lập làng đến nay.

Theo người dân thôn Tràng Cát, chuyên canh cây dong lấy lá gói là nghề truyền thống có từ lúc khai hoang lập làng đến nay.

Làng nghề trồng lá dong hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội vào vụ Tết Nguyên đán - 8

Làng nghề trồng lá dong hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội vào vụ Tết Nguyên đán - 9

Cây dong khá dễ trồng, không quá kén chọn, một năm có khoảng 3 đến 4 lần cắt bán. Lá dong có thể bán quanh năm và chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng, không phải đi bán lẻ. Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp theo. Mỗi sào lá dong, các hộ gia đình ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

Cây dong khá dễ trồng, không quá kén chọn, một năm có khoảng 3 đến 4 lần cắt bán. Lá dong có thể bán quanh năm và chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng, không phải đi bán lẻ. Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp theo. Mỗi sào lá dong, các hộ gia đình ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

Không chỉ phục vụ cho những người có nhu cầu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, lá dong Tràng Cát còn được xuất khẩu sang nước ngoài phục vụ nhu cầu của người Việt xa quê.

Không chỉ phục vụ cho những người có nhu cầu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, lá dong Tràng Cát còn được xuất khẩu sang nước ngoài phục vụ nhu cầu của người Việt xa quê.

Nguồn: [Link nguồn]

Với những vườn bưởi hơn 30 năm tuổi sai trĩu quả, nông dân trồng bưởi ở làng Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang phấn khởi thu hoạch sản phẩm phục vụ Tết Giáp Thìn cũng như phục vụ du khách đến thăm quan, chụp hình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Trọng Tài ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN