Làng nghề làm heo đất ở Bình Dương rộn ràng ngày cận Tết

Nửa thế kỷ trôi qua, làng nghề làm heo đất ở Bình Dương vẫn được duy trì và phát triển. Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hộ dân vẫn miệt mài với con heo, trâu, rồng… bỏ ống.

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) ra đời cách đây nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) ra đời cách đây nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.

Từ nguồn nguyên liệu đất sẵn có và bàn tay khéo léo những người đã tạo ra những chú heo đất, rồng, cá vàng, doremon, thiên nga, bồ câu… ngộ nghĩnh đáng yêu, món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao đứa trẻ.

Từ nguồn nguyên liệu đất sẵn có và bàn tay khéo léo những người đã tạo ra những chú heo đất, rồng, cá vàng, doremon, thiên nga, bồ câu… ngộ nghĩnh đáng yêu, món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao đứa trẻ.

Quá trình sản xuất heo đất gồm nhiều công đoạn, với nhiều hộ gia đình tham gia. Có hộ chuyên cung cấp nguyên liệu đất sét, hộ khác lại đảm nhận việc nặn và nung heo, sau cùng là hộ làm công đoạn trang trí, hoàn thiện sản phẩm.

Quá trình sản xuất heo đất gồm nhiều công đoạn, với nhiều hộ gia đình tham gia. Có hộ chuyên cung cấp nguyên liệu đất sét, hộ khác lại đảm nhận việc nặn và nung heo, sau cùng là hộ làm công đoạn trang trí, hoàn thiện sản phẩm.

Các nghệ nhân tô điểm cho heo đất.

Các nghệ nhân tô điểm cho heo đất.

Heo đất được mạ vàng, trang điểm bằng kim tuyến.

Heo đất được mạ vàng, trang điểm bằng kim tuyến.

Ông Trần Văn Tuấn, một gia đình theo nghề sản xuất heo đất trên địa bàn phường Lái Thiêu cho biết, để biến một cục đất sét trở thành hình mẫu của những con vật “biết nói”, người tạo nên nó phải có thông điệp rõ ràng.

Ông Trần Văn Tuấn, một gia đình theo nghề sản xuất heo đất trên địa bàn phường Lái Thiêu cho biết, để biến một cục đất sét trở thành hình mẫu của những con vật “biết nói”, người tạo nên nó phải có thông điệp rõ ràng.

Bà Dung, chủ cơ sở heo đất tại phường Lái Thiêu, cho biết một sản phẩm thô có giá khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng. Sau khi đánh bóng, làm đẹp, sản phẩm được bán với giá từ 50.000-100.000 đồng/sản phẩm tùy từng loại. Thế nhưng tiền lời không đáng là bao, vì phải trả chi phí nhân công, vận chuyển, sơn…

Bà Dung, chủ cơ sở heo đất tại phường Lái Thiêu, cho biết một sản phẩm thô có giá khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng. Sau khi đánh bóng, làm đẹp, sản phẩm được bán với giá từ 50.000-100.000 đồng/sản phẩm tùy từng loại. Thế nhưng tiền lời không đáng là bao, vì phải trả chi phí nhân công, vận chuyển, sơn…

Để biến những cục đất sét trở nên có "hồn", phải dựa vào bàn tay khéo léo của nghệ nhân.

Để biến những cục đất sét trở nên có "hồn", phải dựa vào bàn tay khéo léo của nghệ nhân.

“Để tạo ra một con heo đất không khó nhưng để heo đất trở thành “thú cưng” đặt trong nhà thì không dễ nên không làm theo kiểu rập khuôn” – ông Tuấn chia sẻ.

“Để tạo ra một con heo đất không khó nhưng để heo đất trở thành “thú cưng” đặt trong nhà thì không dễ nên không làm theo kiểu rập khuôn” – ông Tuấn chia sẻ.

Làng nghề heo đất Lái Thiêu được duy trì qua các thế hệ trong gia đình.

Làng nghề heo đất Lái Thiêu được duy trì qua các thế hệ trong gia đình.

Tại tỉnh Bình Dương, nghề heo đất không chỉ có ở phường Lái Thiêu (thành phố Thuận An) mà tại phường Tân Phước Khánh (thành phố Tân Uyên) cũng có từ lâu đời và “giữ lửa” nghề cho đến nay.

Tại tỉnh Bình Dương, nghề heo đất không chỉ có ở phường Lái Thiêu (thành phố Thuận An) mà tại phường Tân Phước Khánh (thành phố Tân Uyên) cũng có từ lâu đời và “giữ lửa” nghề cho đến nay.

Những ngày cận Tết, các hộ dân làm heo đất rộn ràng, tất bật để cho ra những sản phẩm kịp cung ứng cho thị trường.

Những ngày cận Tết, các hộ dân làm heo đất rộn ràng, tất bật để cho ra những sản phẩm kịp cung ứng cho thị trường.

Bà Lan, một hộ dân làm nghề heo đất lâu năm tại phường Tân Phước Khánh (thành phố Tân Uyên) cho biết, năm nay sản phẩm bán khá chậm nhưng cơ sở làm heo đất của nhà bà vẫn luôn “giữ lửa” bám nghề, vừa tạo việc làm cho gia đình, vừa giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại.

Bà Lan, một hộ dân làm nghề heo đất lâu năm tại phường Tân Phước Khánh (thành phố Tân Uyên) cho biết, năm nay sản phẩm bán khá chậm nhưng cơ sở làm heo đất của nhà bà vẫn luôn “giữ lửa” bám nghề, vừa tạo việc làm cho gia đình, vừa giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Làng bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) có lịch sử hơn 500 năm đang ngày đêm đỏ lửa, tất bật cho ra những mẻ bánh thơm ngon để phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Chi ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN