Hoa quả Việt sang Nga: Không nước nào thay thế được

Đó là khẳng định của tân Đại sứ Nga Vnukov Konstantin Vasilievich khi ông trả lời câu hỏi của NTNN về cơ hội cho nông sản Việt Nam vào Nga.   

Như ông đã nói, một trong những ưu tiên phát triển kinh tế hiện nay giữa Việt Nam và Liên bang Nga là hợp tác nông nghiệp. Vậy ông đánh giá như thế nào về cơ hội cho hàng nông sản Việt xâm nhập thị trường Nga?

Hoa quả Việt sang Nga: Không nước nào thay thế được - 1

Nông sản Việt được kỳ vọng nhiều sẽ chiếm lĩnh thị trường Nga. Ảnh- thanh long ruột đỏ trồng tại Long An chuẩn bị đóng gói để xuất khẩu. Ảnh: L.H.T

- Ở thời điểm hiện tại, quan hệ kinh tế Nga- Việt có hy vọng lớn trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp. Trong đó có sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong lãnh thổ Liên bang Nga. Thực tế, không có ai thay thế được Việt Nam trong việc cung cấp hoa quả vào thị trường Nga. Tuy nhiên, hợp tác nông nghiệp là đề tài cả hai bên cần phải thảo luận nghiêm túc, quan trọng là cả hai cần phải cung cấp và trao đổi thông tin đầy đủ cho nhau.

Như tôi nhận thấy, ở thời điểm này, Việt Nam có ngành công nghiệp sữa rất phát triển. Trước đây, nói đến nông nghiệp Việt Nam, nhiều người Nga chỉ nghĩ Việt Nam chỉ mạnh về gạo, nhưng không chỉ có thế, chúng tôi thấy tiềm năng nông nghiệp của Việt Nam rất lớn.

Nước Nga không chỉ có Mátxcơva và các vùng phụ cận mà còn ở các vùng trung Nga màu mỡ đất đen như vùng Viễn Đông Siberia, nơi có diện tích mênh mông, trồng trọt nhiều. Việt Nam và Nga sẽ có rất nhiều cơ hội để hợp tác nông nghiệp. Tôi hy vọng, sẽ nhìn thấy nhiều hơn những mặt hàng của Việt Nam trên các kệ hàng Nga và ngược lại.

Thưa Đại sứ, như bất cứ mối quan hệ quốc tế nào, quan hệ Nga- Việt vẫn còn những “nút thắt” chưa được tháo gỡ. Xin Đại sứ cho biết, đó là những vấn đề gì?

Quan điểm
Đại sứ Nga tại Việt Nam  VnukovKonstantin Vasilievich
  Ở thời điểm hiện tại, quan hệ kinh tế Nga- Việt  có hy vọng lớn trong hợp tác nông nghiệp. Trong đó có sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tại lãnh thổ Liên bang Nga. Thực tế, không có ai thay thế được Việt Nam trong việc cung cấp hoa quả vào thị trường Nga”.
 

- Tất nhiên, nếu không hợp tác thì sẽ không xuất hiện những “nút thắt”. Trong quá trình thúc đẩy và phát triển quan hệ song phương, hai nước còn có những vấn đề chưa giải quyết được, mà một trong số đó và vấn đề về di trú về lao động nhập cư người Việt ở Nga. Tình hình này đã được cải thiện trong một vài năm gần đây, những vẫn còn những vấn đề tồn đọng. Đối với những người nhập cư trái phép vào Nga và vi phạm luật pháp của Nga, vấn đề đó tương đối nghiêm trọng và ảnh hưởng đến công dân của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm giải quyết vấn đề nhập cư trái phép theo quy định của Cục Di trú Liên bang Nga.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đảm bảo các trao đổi về lao động được thực hiện theo khuôn khổ luật pháp và hiện có nhiều cơ sở để tin rằng, vấn đề “nút thắt” này giữa chúng ta sẽ được giải quyết vì phía Nga có thiện chí và sự quyết tâm.

Mặc dù hai nước Nga –Việt có quan hệ hữu nghị, gắn bó từ lâu đời, nhưng đến nay, Nga vẫn là một trong số các nước rất kín tiếng trong việc đưa ra những quan điểm về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Vì sao vậy thưa ông?

- Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này rất rõ ràng, đã được đề cập trong các chương trình nghị sự của Chính phủ Nga. Chúng tôi ủng hộ tất cả các tranh chấp, trong đó có tranh chấp trên biển, được giải quyết một cách hòa bình, bằng đàm phán và dựa trên luật pháp quốc tế.

Vấn đề lãnh thổ vô cùng phức tạp. Công việc đầu tiên trong sự nghiệp ngoại giao của tôi là liên quan đến công tác biên giới với Trung Quốc. Thời điểm đó, quan hệ Nga-Trung phức tạp và thậm chí còn liên quan đến xung đột vũ trang. Thời đó, giữa Liên Xô và Trung Quốc có chiều dài đường biên giới là 7.500k, và nhờ có sự nỗ lực trong suốt thời gian dài 40 năm, chúng tôi đã giải quyết gần như hoàn toàn vấn đề này.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất để giải quyết vấn đề là ý nguyện của hai bên và thay đổi một cách căn bản quan hệ giữa hai quốc gia. Nếu Việt Nam cần kinh nghiệm giải quyết vấn đề biên giới chúng tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ.

Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Thúy ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN