Giá lợn tăng cao, những tỷ phú Việt nào được lợi nhất?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường thức ăn chăn nuôi và thịt tươi sống trong nước là cuộc đua không khoan nhượng của những cái tên đình đám như Thadi, Masan và Hòa Phát. Phía sau những "ông lớn" ấy là những tỷ phú đôla như Trần Bá Dương, Nguyễn Đăng Quang và Trần Đình Long.

Những năm gần đây, thị trường thịt cũng như thức ăn chăn nuôi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các “ông lớn” trong đó có 3 tỷ phú đô la là ông Nguyễn Đăng Quang (Masan), Trần Đình Long (Hòa Phát) và Trần Bá Dương (Thaco).

Tỷ phú Trần Bá Dương và cú bắt tay với Thủy sản Hùng Vương

Hoạt động chăn nuôi lợn của Thaco coi như vẫn ở vạch xuất phát khi mà mới chỉ được lên kế hoạch trong thời gian gần đây sau khi Thaco chính thức đầu tư chiến lược vào Hùng Vương (HVG).

Giữa tháng 5/2020, HĐQT Công ty cổ phần Hùng Vương (mã ck: HVG) thông qua nghị quyết thành lập Công ty TNHH sản xuất heo giống và thức ăn chăn nuôi Việt Đan với vốn điều lệ 556 tỷ đồng, với trụ sở chính tại huyện Bến Lức, Long An.

Tỷ phú Trần Bá Dương bắt tay với Thủy sản Hùng Vương để tham gia mảng chăn nuôi lợn

Tỷ phú Trần Bá Dương bắt tay với Thủy sản Hùng Vương để tham gia mảng chăn nuôi lợn

Công ty cổ phần sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi của tỷ phú Trần Bá Dương chiếm 75% vốn góp, Hùng Vương góp tương ứng với tỷ lệ 25% phần vốn điều lệ còn lại. 

Trước đó, HVG - Thadi thành lập hai liên doanh (tỷ lệ 35%/65%) là công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Tịnh Biên An Giang và công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Việt Thắng Phù Cát với công suất nuôi heo lần lượt 36.000 và 44.000 con.

Bên cạnh đó, Thadi còn dự kiến đầu tư chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn EFSA với quy mô 1,2 triệu con/năm.

“Mọi việc sẽ do Thadi quyết, trong mảng heo HVG chỉ hưởng quyền lợi trên 35% vốn”, ông Dương Ngọc Minh, người sáng lập Thủy sản Hùng Vương cho biết.

Những thương vụ M&A “siêu khủng” của Masan

Masan là “ông lớn” thứ 2 trong ngành chăn nuôi và sản xuất thịt tươi sống khi chỉ "sau một đêm" đã mua lại cùng lúc 2 công ty top đầu là Proconco và ANCO để hình thành nên Masan Nutri-Science – hiện được đổi tên thành Masan MeatLife.

Thị trường thịt lợn tươi sống của Masan đang đe dọa tất cả mọi đối thủ

Thị trường thịt lợn tươi sống của Masan đang đe dọa tất cả mọi đối thủ

Trong quý I/2020, mảng thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng, tương đương gần 5 tỷ mỗi ngày, tăng 85% so với quý IV/2019.

Tập đoàn này kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50-70% doanh thu của công ty với con số 1 tỷ USD.

Tuy vậy tham vọng này vẫn là bài toán rất khó khi mà doanh thu ngành thịt và chăn nuôi mới chỉ đạt 453 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) trong quý đầu năm.

“Người giấu mặt” mang tên Hòa Phát Agri

Nhắc đến Hòa Phát người ta hay nghĩ đến thép và bất động sản. Vậy nhưng ít ai ngờ, mảng nông nghiệp của ông Trần Đình Long lại là đối thủ đáng gờm của bất cứ doanh nghiệp chăn nuôi nào.

Hòa Phát chính thức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ tháng 3/2015 bằng việc thành lập Công ty TNHH MTV Thương mại & Sản xuất thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát (quản lý bởi CTCP Phát triển nông nghiệp Hòa Phát - Hòa Phát Agri với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng).

Hòa Phát Agri lặng lẽ thâu tóm thị trường chăn nuôi

Hòa Phát Agri lặng lẽ thâu tóm thị trường chăn nuôi

Từ khi tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, phải đến năm 2017, Hòa Phát mới ghi nhận kết quả tích cực khi tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế mảng này lần lượt tăng 70,7% và 70,5% so với năm 2016. Tuy vậy, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của mảng nông nghiệp vẫn ở mức khá thấp khi đóng góp lần lượt là 6% và 1%.

Thời gian qua, Hòa Phát Agri duy trì đà tăng trưởng rất nhanh. Minh chứng là năm 2019, doanh nghiệp vươn lên chiếm thị phần lớn nhất về cung cấp bò Úc với 50% thị phần và dẫn đầu miền Bắc về sản lượng trứng gà.

Lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp thứ 2 sau thép về doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn trong năm 2019.

Trong quý 1/2020, Hòa Phát Agri đạt 517 tỷ đồng LNTT gấp 1,4 lần Dabaco - một doanh nghiệp lớn trong ngành và bằng 86% lợi nhuận của năm 2019 là 602 tỷ đồng.

Năm 2020, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu mảng nông nghiệp sẽ đóng góp 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1.200 tỷ đồng, lớn thứ hai sau mảng thép.

Không có gì khó hiểu khi các tỷ phú bứt tốc cho mảng nông nghiệp và thịt tươi sống vì theo thống kê, mức tiêu thụ thịt hàng năm trên đầu người ở nước ta tăng từ 33kg trong năm 2009 lên tới hơn 40kg vào năm 2019.

Nguyên nhân là bởi sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ, cũng như tăng trưởng dân số, làm nhu cầu về thịt gia súc sẽ ngày càng tăng mạnh. Trong đó, tiêu thụ thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục chiếm lượng tỷ trọng lớn trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt với khoảng 60-70%.

Nguồn: [Link nguồn]

Mua thứ đổ nát thiên hạ chê bai chưa đến 2 triệu, 20 năm sau có gia tài ”khủng”

Không gian bên trong đã thật sự thay đổi suốt hơn 2 thập kỷ qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Lan ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN