Đề nghị Bộ Tài chính thận trọng về thuế xăng dầu

Bộ Công Thương vừa đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc thận trọng khi xây dựng barem thuế nhập khẩu xăng dầu theo giá thế giới, đặc biệt là việc điều chỉnh thuế tần suất 10 ngày /lần.

Đầu tháng 12/2012, Bộ Tài chính đã soạn thảo một barem thuế nhập khẩu xăng dầu mới nhằm thay thế barem trước đây. Theo đó, barem này có 5 bậc thuế tương ứng với 5 khung giá xăng dầu thế giới thành phẩm tại Singapore. Bước giãn cách về giá giữa 2 bậc thuế là 20 USD/thùng. Thời gian điều chỉnh thuế giữa 2 lần liên tiếp là 10 ngày/lần.

Trong đó, bậc thuế thấp nhất là 7% trong điều kiện, giá thành phẩm xăng A92 bình quân là 130 USD/thùng trở lên, dầu diezen và dầu hỏa là 135 USD/thùng trở lên và dầu madut có giá bình quân từ 700 USD/tấn trở lên. Bậc thuế này cũng là bậc tối thiểu theo cơ chế ữu đãi đối với nhà máy lọc

Bậc thuế tối đa là 40%, áp dụng khi giá xăng A92 thành phẩm xuống thấp dưới 70 USD/thùng, dầu diezen và dầu hỏa dưới 75 USD/thùng và madut dưới 400 USD/tấn.

Ba bậc thuế còn lại có các mức tối đa là 12%, 20% và 30%. Nếu xăng dầu thế giới biến động thấp hơn các mức trên, hoặc cao bất thường, thuế sẽ được điều chỉnh theo các quyết định cụ thể của Bộ Tài chính.

Đề nghị Bộ Tài chính thận trọng về thuế xăng dầu - 1

Trong công văn gốp ý về việc xây dựng barem thuế nhập khẩu xăng dầu gửi Bộ Tài chính mới đây, Bộ Công Thương cho rằng, bước giãn cách về giá xăng dầu thế giới giữa 2 bậc thuế chỉ ở mức 20 USD là thấp. Bộ Tài chính cần cân nhắc lại và không nên đồng nhất bước giãn cách đó cho tất cả 4 mặt hàng xăng dầu, vì giá thế giới và đơn vị đo lượng, tính giá của từng mặt hàng là khác nhau.

Lý do được Bộ này đưa ra là xu hướng giá sản phẩm xăng dầu tăng là chủ yếu và so với những năm trước đã tăng cao.

So với thời điểm giá xăng dầu ngày 10/1/2010, ngày có hiệu lực của barem thuế nhập khẩu xăng dầu hiện hành thì đến nay, giá bình quân xăng thành phẩm A92 trên thế giới đã tăng tới 34,526 USD/thùng, tương ứng mức 120,691 USD/thùng. 86,165, tăng tới 40%.

Nếu so với năm 2009- khi Nghị định 84 của Chính phủ được ban hành thì giá xăng A92 thế giới cũng đã tăng tới 52,726 USD/thùng, tăng tới 77%.

Trước đó, cũng vì những biến động giá phức tạp khó lường nên việc áp dụng barem thuế theo giá dầu thô thế giới đã không được áp dụng. Thay vào đó, Bộ Tài chính điều hành thuế theo mục đích bình ổn kinh tế vĩ mô, cân đối với việc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn và tăng giảm giá.

Dự kiến thời gian tối thiểu điều chỉnh thuế giữa 2 lần liên tiếp là 10 ngày/lần của Bộ Tài chính cũng bị Bộ Công Thương khuyến cáo phải xem lại.

Lý do là bởi, cách điều hành thuế như vậy sẽ khiến doanh nghiệp hoàn toàn bị động trong khâu chuẩn bị nguồn hàng, tính toán hiệu quả kinh doanh.

Giá trong nước sẽ bị tác động mạnh không chỉ vì biến động giá thế giới mà cả vì tần suất điều chỉnh thuế nhập khẩu. Cùng đó, việc điều chỉnh thuế liên tục, tần suất dày như vậy cũng sẽ làm giảm tính ổn định của chính sách trong điều hành thị trường xăng dầu.

Theo Bộ Công Thường, thuế nhập khẩu xăng dầu cần có tính ổn định ở mức cao nhật để giúp các doanh nghiệp chủ động nguồn cung, tính toán được phương án kinh doanh theo thị trường. Bên cạnh đó, thuế chỉ nên coi là một công cụ góp phần thực hiện bình ổn giá xăng dầu chứ không phải là công cụ duy nhất.

Barem thuế xăng dầu cũng cần căn cứ vào dự toán ngân sách Quốc hội giao, vào dự báo giá xăng dầu thế giới.

Tuy nhiên, cơ quan này cũng đề nghị Bộ Tài chính vẫn nên cân nhắc việc tiếp tục điều hành thuế nhập khẩu theo phương pháp này- thuế xây dựng thành barem thay đổi theo khung giá thế giới. 

Dự thảo Barem thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng xăng dầu:

Đề nghị Bộ Tài chính thận trọng về thuế xăng dầu - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Huyền (Diễn đàn kinh tế Việt Nam)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN