Cửa hàng bán xe đạp "cháy hàng", quá tải vì dân đổ xô đi mua giữa mùa dịch

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tại nhiều cửa hàng xe đạp, việc mua bán khá sôi động. Tình trạng cháy hàng thường xuyên diễn ra do số lượng xe không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Sau khi nhiều phòng gym, trung tâm thể thao, công viên tại Hà Nội buộc phải đóng cửa để phòng dịch, nhu cầu đạp xe tại Hà Nội tăng mạnh.

Các cửa hàng, đại lý cho biết doanh số, doanh thu thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Bên cạnh đó, bước vào kỳ nghỉ hè, nhu cầu mua sắm xe đạp của các bậc phụ huynh cho con cái cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Điều này cũng khiến giá xe đạp tăng khoảng 10 - 20% so với mọi năm, song nhiều người vẫn sẵn sàng chi từ vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng để sở hữu một chiếc xe đạp. Trên các tuyến phố Thủ đô, không khó để bắt gặp người đi xe đạp và xu hướng này ngày càng nhiều, với đủ mọi lứa tuổi, từ người già, trẻ em đến giới trẻ.

Sau những đợt dịch và lần giãn cách từ năm ngoái đến nay, có thời điểm một số cửa hàng xe đạp tăng trưởng doanh số 200-300%.

Sau những đợt dịch và lần giãn cách từ năm ngoái đến nay, có thời điểm một số cửa hàng xe đạp tăng trưởng doanh số 200-300%.

Chị Trần Thị Phương, chủ một cửa hàng xe đạp ở Hà Đông (Hà Nội) - cho biết trên báo Công thương: "Trước đây, các mẫu xe đạp thường bán khá chậm, nhất là vào đỉnh điểm nắng nóng mùa hè nhưng năm nay. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, lượng xe tiêu thụ lại lên đến vài chục chiếc một ngày, tăng gấp đôi so với mọi năm. Thêm nữa, lượng khách mua xe đạp tăng vọt một phần bởi đây là phương tiện "xanh sạch", cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn nên nhiều người chuyển sang sử dụng xe đạp để bớt chi phí như tiền xăng, phí bãi đỗ xe,... lại tốt cho sức khỏe".

Theo các chủ cửa hàng, phần lớn người mua thường chọn những dòng xe tầm trung, giá dao động từ 3,7 - 7,1 triệu đồng/chiếc. Những dòng cao cấp hơn có giá từ 10 - 30 triệu đồng/chiếc, thậm chí lên đến 70 - 80 triệu đồng/chiếc.

Trao đổi trên Vietnamnet, anh Hoàng Trung Phong, Giám đốc kinh doanh của Công ty CP Thống nhất Hà Nội, chia sẻ, từ sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường xe đạp trở nên sôi động. Đối tượng mua xe không chỉ tập trung ở lứa tuổi học sinh mà mở rộng ở mọi lứa tuổi.

Tính từ đầu năm đến nay, công ty đã bán được hơn 100.000 chiếc xe đạp, tăng gấp khoảng 1,5 lần so với cùng thời điểm đầu năm 2020, với tổng gần 400 cửa hàng và điểm phân phối các đại lý trên toàn quốc. "Tùy vào mục đích sử dụng và lứa tuổi, có nhiều dòng xe với các mức giá khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đơn cử, dòng xe trẻ em có giá từ 1,5 - 1,8 triệu đồng/chiếc, xe người lớn từ 2 - 2,2 triệu đồng/chiếc, xe địa hình từ 2,8 - 3,2 triệu đồng/chiếc" - anh Phong cho hay.

Hiện nay, các dòng xe đạp phổ thông với mức giá dưới 9 triệu đồng đang thu hút nhiều người mua nhất. Đây là những mẫu xe có chất lượng tương đối tốt, cơ bản, ít hỏng vặt. Ảnh: Vietnamnet

Hiện nay, các dòng xe đạp phổ thông với mức giá dưới 9 triệu đồng đang thu hút nhiều người mua nhất. Đây là những mẫu xe có chất lượng tương đối tốt, cơ bản, ít hỏng vặt. Ảnh: Vietnamnet

Theo đại diện hệ thống Aeon Việt Nam cho biết, năm 2020 đơn vị đã ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt trong mảng kinh doanh xe đạp, tiêu thụ xe đạp có thời điểm đã tăng khoảng 200% - 300% so với năm trước và sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2021.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị kinh doanh xe đạp cho biết, dù có những thời điểm doanh số mặt hàng này tăng cao, nhưng dịch COVID-19 không phải là yếu tố chính kích hoạt thị trường xe đạp Việt Nam. Triển vọng bùng nổ của thị trường này đã được nhen nhóm trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, mà chưa hoàn toàn bứt phá là do thị trường xe đạp thiếu sự hiện diện của các chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp, vận hành bởi đa số các tiểu thương nhỏ lẻ.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, thị trường xe đạp Việt Nam có tiềm năng về dài hạn. Trong bối cảnh mới, khi kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân tăng, nhu cầu đạp xe tăng cường sức khỏe sẽ mở rộng, ngành xe đạp cũng sẽ phát triển theo. Xu hướng đô thị hóa ngày càng lớn, các khu dân cư mới được xây lên, hạ tầng giao thông đường bộ phát triển, làn đường dành cho xe đạp cũng sẽ được thiết lập cùng với sự chú trọng của Chính phủ cho cuộc sống xanh.

Ngoài ra, tắc nghẽn giao thông sẽ được giải quyết bằng hệ thống giao thông công cộng, mật độ xe máy sẽ giảm dần tại các khu trung tâm. Phương tiện đi lại quãng đường ngắn như xe đạp sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Các mạng lưới chia sẻ xe đạp dùng công nghệ và ngành xe đạp nói chung sẽ có ảnh hưởng tích cực.

Bên cạnh loại hình bán xe đạp, dịch vụ cho thuê xe cũng tăng trưởng mạnh. Ảnh: Vietnamnet

Bên cạnh loại hình bán xe đạp, dịch vụ cho thuê xe cũng tăng trưởng mạnh. Ảnh: Vietnamnet

Bên cạnh loại hình bán xe đạp, dịch vụ cho thuê xe, đặc biệt tại khu vực hồ Tây, cũng được người dân ưa chuộng. Trung bình, mức giá thuê xe đạp tại các cửa hàng ven hồ dao động từ 40.000-80.000 đồng/lượt trong khoảng 3 giờ.

Hồ Tây đang là địa điểm được nhiều người dân tìm đến để tụ tập, đi bộ hoặc đạp xe. Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh, ngày 31/5, UBND quận Tây Hồ đã phải lập 20 chốt kiểm soát ven hồ để ngăn người dân đi tập thể dục bất chấp quy định về phòng chống COVID-19.

Chủ một cửa hàng cho thuê xe đạp tại phố Trích Sài phản ánh phong trào đạp xe khiến mọi người tập trung đông, gây tắc nghẽn giao thông. Do đó, để tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh, cửa hàng đã phải thông báo tạm đóng cửa từ tháng 4.

"Nhìn doanh số buồn lắm, hiện bên mình chỉ nhận khách đặt trước để kiểm soát số lượng, giới hạn người cho thuê, tránh trường hợp tập trung đông người. Cho đến khi tình hình diễn biến tích cực, bên mình sẽ chính thức mở cửa trở lại", vị này chia sẻ trên Zingnews.

Nguồn: [Link nguồn]

Một cơ sở kinh doanh test thử nhanh COVID-19 bị xử lý

29 hộp test thử nhanh COVID-19 được bày bán tại Hà Nội đã bị lực lượng quản lý thị trường thu giữ vì không có hóa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN