Chợ truyền thống vắng khách, tiểu thương buồn thiu như chợ chiều

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều chợ truyền thống ở Nghệ An tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu, vắng bóng người mua. Theo phản ánh của các tiểu thương, sức mua tuột dốc chính là nguyên nhân khiến hoạt động buôn bán trở nên ảm đạm, kéo dài suốt thời gian qua.

Chợ Vinh là chợ đầu mối lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Chợ Vinh là chợ đầu mối lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Ghi nhận của PV, không khí mua sắm tại nhiều chợ lớn trên địa bàn Nghệ An vẫn khá ảm đạm. Tại các chợ sỉ như chợ Vinh, chợ Ga Vinh… dễ dàng bắt gặp những dãy sạp "cửa đóng then cài", nhiều khu vực gần như vắng bóng cả người bán lẫn người mua.

Nhiều dãy sạp trong chợ tối đèn, biển cho thuê sạp xuất hiện ngày càng nhiều.

Nhiều dãy sạp trong chợ tối đèn, biển cho thuê sạp xuất hiện ngày càng nhiều.

"Chợ giờ buồn hiu, mở bán cả ngày chẳng có nổi mấy khách, trong khi tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước vẫn phải gánh đều đều. Nhiều người nghỉ bán luôn cho đỡ mệt," bà Nguyễn Thị Hằng tiểu thương hơn chục năm buôn bán quần áo tại chợ Vinh (phường Trường Vinh) than thở.

Theo bà Hằng, việc nhiều sạp hàng đóng cửa thời gian qua đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là sức mua giảm sút nghiêm trọng, kéo dài từ sau dịch đến nay.

"Thú thật, bà con tiểu thương cũng có lo lắng trước những quy định mới về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, hoá đơn điện tử. Nhưng lý do chính vẫn là… ế. Nếu buôn bán còn được như trước thì chẳng ai muốn nghỉ cả," bà Hằng nói.

Nhiều tiểu thương tại chợ sỉ quần áo chợ Vinh nói nguyên nhân chính dẫn đến đóng sạp do ế ẩm, tình trạng này diễn ra nhiều năm qua.

Nhiều tiểu thương tại chợ sỉ quần áo chợ Vinh nói nguyên nhân chính dẫn đến đóng sạp do ế ẩm, tình trạng này diễn ra nhiều năm qua.

Tại chợ Ga, phường Thành Vinh, nơi từng sầm uất với các quầy hàng thời trang lớn, khung cảnh hiện nay khá ảm đạm. Nhiều dãy sạp đóng cửa im lìm, không khí buôn bán trầm lắng, người bán nhiều hơn khách mua.

Tại chợ Ga, phường Thành Vinh, nơi từng sầm uất với các quầy hàng thời trang lớn, khung cảnh hiện nay khá ảm đạm. Nhiều dãy sạp đóng cửa im lìm, không khí buôn bán trầm lắng, người bán nhiều hơn khách mua.

Bà Nguyễn Thị Mai, tiểu thương bán quần áo may sẵn tại chợ Ga Vinh chia sẻ: "Có ngày ngồi cả buổi không bán được gì. Người nghỉ là vì ế, vì chán nản chứ không phải vì mấy quy định mới về hàng hóa hay chuyện hoá đơn điện tử".

Chỉ tay về dãy sạp bên cạnh đã đóng cửa nhiều ngày, bà Mai cho biết: "Có người thì sang lại sạp vì nản, có người tận dụng làm kho chứa hàng. Chứ giờ ngồi cả ngày ở chợ mà bán chẳng được bao nhiêu."

Theo bà Mai, buôn bán ngày càng khó khăn, trong khi các loại chi phí như mặt bằng, điện nước, nhân công… thì vẫn không ngừng tăng. "Giờ còn thêm quy định mới về nguồn gốc hàng hóa. Muốn bám trụ thì phải học cách bán online, cập nhật công nghệ. Nhưng không phải ai cũng làm được. Tiểu thương như tụi tôi toàn 60-70 tuổi, học hành gì nổi?", bà thở dài.

"Hồi còn thời hoàng kim, hàng chạy vèo vèo, lời cao, ai cũng hăng hái học. Không biết làm thì thuê người làm. Giờ thì buồn lắm, nản lắm… nên nhiều người bỏ luôn," bà Mai nói thêm, rồi bảo bản thân cũng đang cân nhắc nghỉ bán theo lời khuyên của con cái.

Phần lớn tiểu thương được hỏi đều cho rằng việc áp dụng hóa đơn điện tử là cần thiết, góp phần minh bạch hóa hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh buôn bán ế ẩm kéo dài, không ít người vẫn tỏ ra e dè trước những thay đổi về thủ tục và công nghệ.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Bình, tiểu thương lâu năm tại chợ Vinh cũng thừa nhận, việc nhiều sạp tiếp tục đóng cửa xuất phát chủ yếu từ áp lực kinh doanh khó khăn kéo dài, chứ không hẳn vì e ngại quy định mới.

"Ngoài ra, giá thuê đất chợ Vinh chúng tôi đây so với chợ Ga đắt hơn nhiều. Cùng là chợ loại 1 nhưng chợ Vinh là 190 nghìn/ 1m2, mà chợ Ga chỉ 42 nghìn/1m2. Bây giờ chúng tôi chỉ kiến nghị các cấp ban ngành cho chúng tôi một là bằng chợ truyền thống khác hai là chỉ gấp đôi chứ đừng thu cao như hiện nay chúng tôi không thể tồn tại được.

Giờ mở sạp ra cũng chẳng bán được bao nhiêu, mà lại lo bị kiểm tra, hỏi giấy tờ, hóa đơn đủ thứ. Nếu còn lời lãi như trước, người ta sẵn sàng thuê người hỗ trợ làm hóa đơn. Nhưng giờ ế quá rồi, nhiều người nản, không buồn theo nữa," bà Bình nói.

Hiện trong khu vực chính của chợ truyền thống các quầy mở bán nhưng không nhiều khách tới mua.

Hiện trong khu vực chính của chợ truyền thống các quầy mở bán nhưng không nhiều khách tới mua.

Nhiều sạp mặt tiền trung tâm chợ Vinh cũng "cửa đóng then cài".

Nhiều sạp mặt tiền trung tâm chợ Vinh cũng "cửa đóng then cài".

Nhiều tiểu thương ngồi không, lướt điện thoại hoặc chơi game để giết thời gian.

Nhiều tiểu thương ngồi không, lướt điện thoại hoặc chơi game để giết thời gian.

Chợ Vinh đìu hiu, người bán nhiều hơn người mua.

Chợ Vinh đìu hiu, người bán nhiều hơn người mua.

Hàng hoá rất nhiều nhưng không có người mua.

Hàng hoá rất nhiều nhưng không có người mua.

Theo các tiểu thương, cảnh chợ chiều đìu hiu, sạp sang nhượng hàng loạt đã kéo dài từ sau dịch đến nay.

Theo các tiểu thương, cảnh chợ chiều đìu hiu, sạp sang nhượng hàng loạt đã kéo dài từ sau dịch đến nay.

Chợ Vinh được xây dựng theo hình thức tiểu thương góp vốn, đồng thời được miễn tiền thuê đất trong vòng 15 năm. Tuy nhiên, đến tháng 11/2024, thời hạn miễn giảm này kết thúc và các tiểu thương nhận thông báo cụ thể về mức phí thuê đất áp dụng cho từng loại ki ốt, trong đó mức cao nhất lên tới 190.000 đồng/m². Theo các tiểu thương, mức giá này quá cao so với mặt bằng chung của các chợ loại 1 trên địa bàn, đồng thời gây áp lực lớn trong bối cảnh kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, họ đã gửi kiến nghị mong muốn có sự điều chỉnh hợp lý hơn.

Về vấn đề này, ông Thái Văn Hải, Phó trưởng ban Quản lý Chợ Vinh cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận ý kiến kiến nghị của bà con tiểu thương và phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, trong đó chủ yếu là Sở Công Thương, để xây dựng phương án mức giá và đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An xem xét giảm phí thuê mặt bằng kinh doanh cho bà con. Tuy nhiên, trong đơn kiến nghị, đề xuất giảm mức phí theo kiểu chợ Ga chỉ khoảng 42 nghìn đồng, trong khi hiện tại chợ Vinh áp dụng 8 loại mức phí, cao nhất là 190 nghìn đồng/m². Ban Quản lý đã làm việc với các cơ quan liên quan và quyết định cuối cùng phải căn cứ vào tình hình thực tế, nhằm điều chỉnh mức phí sao cho hợp lý và có thể chấp nhận được".

Nhỏ, lông mịn, vỏ hồng phấn xen xanh lá, mùi thơm nhẹ là đào mỏ quạ, đặc sản Sa Pa chính hiệu. Còn loại đào bán ở các chợ không có các đặc điểm trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Trinh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN