Trận đấu nổi bật

radu-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Radu Albot
-
Thiago Monteiro
-
roberto-vs-albert
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
-
Albert Ramos-Vinolas
-
thanasi-vs-dominic
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Dominic Thiem
-
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
-
Anna Karolina Schmiedlova
-
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
-
Ana Bogdan
-
leyre-vs-sara
Mutua Madrid Open
Leyre Romero Gormaz
-
Sara Errani
-
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
-
Richard Gasquet
-

Xe đạp TP.HCM: Nguy cơ ‘cơm - áo - gạo - tiền’

Tập luyện, thi đấu với cường độ cao. Tuy nhiên, hơn một năm qua đội xe đạp nam TP.HCM đã mất hẳn nguồn tiền từ các nhà tài trợ.

Đã thế, do cơ chế trả lương từ Sở VH-TT TP.HCM, các VĐV bức xúc và nói rằng họ không còn động lực phấn đấu tại Cúp Truyền hình Bến Tre sắp khởi tranh đầu năm 2015.

HLV trưởng Đỗ Thành Đạt chia sẻ: “Một năm qua không còn tiền từ tài trợ, toàn đội ai cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi hiện đang không xoay đâu ra tiền tham dự giải Cúp Truyền hình Bến Tre sắp tới. Kế đến là những chuyến tập huấn dài ngày, chuẩn bị cho giải đua quan trọng nhất trong năm là Cúp Truyền hình TP.HCM 2015.

Không tiền tài trợ, đã thế lương từ đầu năm 2015 phải chờ đến đầu tháng 4 mới được truy lĩnh. Cách quyết toán này của Sở áp dụng chung tất cả bộ môn nhưng xe đạp đã nghèo còn gặp cái eo do thiếu trước hụt sau.

Những năm trước anh em nhờ số tiền từ tài trợ ứng trước để đi tập huấn, đi thi đấu và chờ lĩnh lương sau. Bây giờ chỉ còn lương không thôi thì VĐV xe đạp không đủ chi tiêu cho bản thân huống hồ là gia đình…”.

Xe đạp TP.HCM: Nguy cơ ‘cơm - áo - gạo - tiền’ - 1

Chức vô địch Cúp Truyền hình TP.HCM sẽ chỉ còn là quá khứ nếu xe đạp TP.HCM không tìm được nguồn tài trợ. Ảnh: MQ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các tay đua lĩnh lương bao gồm công tập luyện mỗi ngày, tiền ăn theo ba bậc. Lương cao nhất là các VĐV dự tuyển gần 7,5 triệu đồng/ tháng, kế đến 6,5 triệu đồng và thấp nhất 5,5 triệu đồng dành cho các tay đua trẻ.

Tính sơ khoản lương này đem chi tiêu trong 30 ngày, người bình thường còn phải “giật gấu vá vai” huống hồ những VĐV luôn có khối lượng vận động nặng “đô” môn xe đạp. Đã thế, một số tay đua còn phải lo cuộc sống cho vợ, con thì gần như không thể yên tâm được với nghề.

Đó là VĐV, còn với ban huấn luyện thì khó gấp bội khi một năm qua các thành viên phải tự móc tiền túi đổ xăng khi huấn luyện do cơ chế chưa duyệt chi khoản ngân sách này.

Sơ kết trong vòng một năm, đội xe đạp nam TP.HCM không đoạt áo vàng cá nhân cũng giành ngôi vô địch đồng đội tất cả giải đua. Tuy thành tích tăng nhưng do thu nhập giảm khiến hầu hết các tay đua chao đảo khi nghĩ đến chuyện gắn bó với nghề. Trong khi đó, một số tay đua trụ cột còn bị chèo kéo sang các đội lắm tiền nhiều của.

Tay đua đoạt HCV SEA Games 27 Lê Văn Duẩn than thở: “Chỉ có đam mê mới có thể níu chân tụi em gắn bó với xe đạp. Một thân một mình sống sao cũng được, mới lấy vợ mà giờ thu nhập lại bấp bênh như vậy em càng đâm lo. Còn đua đã như vậy, không biết tương lai treo xe sẽ ra sao”.

Trao đổi với chúng tôi chiều qua (23-12), Phó Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM Mai Bá Hùng cho biết:

“Vấn đề chậm lương do thủ tục hành chính thường vướng vào đầu năm do phải làm theo quyết định. Đầu năm 2014, tôi đã giải quyết được rồi, đến thời điểm này tôi nghĩ sẽ giải quyết được chứ không có vấn đề gì. Tôi biết các em đã hy sinh rất nhiều nhưng cũng phải thông cảm với cái khó của người lãnh đạo. Có tài trợ thì các em được hưởng nhiều, còn không thì Sở vẫn lo được lương cho các VĐV”.

Dự kiến vào tuần sau, lãnh đạo Sở sẽ có buổi gặp trao đổi tháo gỡ khó khăn với đội tuyển xe đạp TP.HCM. Nhưng theo dự kiến của ông Mai Bá Hùng, do thời buổi kinh tế khó khăn nên việc tìm được nhà tài trợ gần như là không thể.

Trong khi xe đạp TP.HCM cắc củm từng đồng thì đội đua BVTV An Giang lại được đầu tư số lượng trang thiết bị thuộc dạng hàng “khủng”. Ngoài hai chiếc xe “đặc chủng” mua sắm cho hai tay đua hàng đầu Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Thật mất gần 30.000 USD, trong năm 2014 đội đua miền Tây còn tiêu tốn thêm hàng trăm triệu đồng để trang bị xe đua cho các VĐV khác trong đội.

Do được Công ty BVTV An Giang tài trợ, tổng thu nhập các tay đua An Giang cũng đạt hơn 20 triệu đồng/tháng (gấp gần ba lần thu nhập tháng của các VĐV TP), chưa kể thưởng lương tháng 13.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Quang (plo.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN