Trận đấu nổi bật

caroline-vs-xinyu
Mutua Madrid Open
Caroline Garcia
-
Xinyu Wang
-
mirra-vs-linda
Mutua Madrid Open
Mirra Andreeva
-
Linda Noskova
-
lucia-vs-elena
Mutua Madrid Open
Lucia Bronzetti
-
Elena Rybakina
-
lorenzo-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Lorenzo Musetti
-
Thiago Seyboth Wild
-
andrey-vs-facundo
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
-
Facundo Bagnis
-
hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
-
Jack Draper
-
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
-
Holger Rune
-
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Alexander Zverev
-

Tennis: 40 năm “Trận chiến giới tính”

13/5/2013 là kỷ niệm 40 năm “Trận chiến giới tính” (Battle of the Sexes) của làng banh nỉ.

Sự bất bình đẳng giới vẫn luôn hiện hữu trong thế giới loài người qua bao thế hệ, và tennis cũng không phải là ngoại lệ. Đã có những khoảng thời gian quần vợt nữ luôn bị xem thường so với những đồng nghiệp nam giới và bị đối xử không công bằng. Bây giờ mọi chuyện đã khác, các giải đấu đã phân chia tiền thưởng đồng đều giữa tay vợt nam và nữ, thậm chí có những giải đấu số tiền thưởng dành cho phái yếu còn cao hơn. Cũng có những tay vợt nam bày tỏ sự không hài lòng ở những giải Grand Slam, khi mà họ phải hao tổn sức lực với những trận đấu theo thể thức 5 set thắng 3, nhưng cũng chỉ nhận được những phần thưởng bằng với những cô gái thi đấu theo thể thức 3 set thắng 2.

Vào 40 năm trước, ngày 13/5/1973, một trận so tài đặc biệt của tennis đã diễn ra, được gọi là “Trận chiến giới tính” (Battle of the Sexes) giữa tay vợt nam và nữ để xem ai hơn ai. Khởi xướng trận đấu này là tay vợt quá cố Bobby Riggs, người đã kích động “Trận chiến giới tính” xảy ra. Năm 1973, ở tuổi 55, Bobby Riggs đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền và nâng cao sự phổ biến của môn tennis bằng cách đưa ra lời thách thức với những tay vợt nữ hàng đầu thế giới, khẳng định trình độ của họ vẫn còn thấp kém và không thể đánh bại những tay vợt nam, ngay cả khi Riggs đã 55 tuổi.

Tennis: 40 năm “Trận chiến giới tính” - 1

Billie Jean King và Bobby Riggs trước trận đấu lịch sử

Đầu tiên Riggs thách thức với Billie Jean King, khi đó đã 30 tuổi, nhưng bà từ chối. Một huyền thoại khác là Margaret Court, cũng đã 30 tuổi, nhận lời thi đấu. Và ngày 13/5/1973, đúng ngày của Mẹ (Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 hàng năm), trận đấu giữa Riggs và Court đã mở màn “Trận chiến giới tính” đã diễn ra ở Ramona, California. Với những cú bỏ nhỏ và lốp bóng từng chinh phục thế giới trong thập niên 30 và 40 ở thế kỷ trước, Riggs vẫn đủ sức khiến cho Court lâm vào thế bị động và dễ dàng đánh bại tay vợt nữ bây giờ vẫn đang giữ kỷ lục 24 danh hiệu Grand Slam.

Sau chiến thắng, dĩ nhiên Bobby Riggs có cớ để mà chế giễu quần vợt nữ thế giới và điều đó khiến Billie Jean King không thể ngồi yên. Sau khi thành lập Hiệp hội quần vợt nhà nghề nữ WTA (một tuần trước khi Wimbledon 1973 khởi tranh), King chấp nhận lời đề nghị tài chính hấp dẫn mà Riggs đưa ra để tham gia “Trận chiến giới tính” được phát trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Mỹ. Trận đấu được tổ chức ở Houston, Texas vào ngày 20/9/1973.

Trước trận đấu, King bước vào sân đấu Reliant Astrodome trong trang phục của Nữ hoàng Cleopatra tọa lạc trên chiếc ngai vàng được 4 người đàn ông cơ bắp vạm vỡ công kênh trong tranh phục theo phong cách của những người nô lệ cổ đại (như cách bóng gió rằng phụ nữ mới là quyền lực). Riggs bước ra sau trên một chiếc xe kéo được bao phủ bằng vải với những nét vẽ chằng chịt trên đó. Quà lưu niệm mà Riggs tặng King là chiếc kẹo que khổng lồ, như thể món quà tặng cho lũ trẻ, nhưng King cũng không vừa, khi bà tặng đối thủ một… con lợn cắp nách có tên Larimore Hustle.

Tennis: 40 năm “Trận chiến giới tính” - 2

Billie Jean King trên ngai vàng của Nữ hoàng giống Cleopatra

Trận đấu bắt đầu, King đã rút kinh nghiệm từ thất bại của Margaret Court và sẵn sàng chống lại lối đánh khó chịu của Riggs. Thay vì tấn công tích cực như thường lệ trên lưới (lối chơi chủ đạo của tennis thời đó), King chủ yếu đứng ở vạch baseline và dễ dàng xử lý những cú lốp và đánh bóng ngắn của Riggs và điều bóng khiến đối thủ di chuyển khắp mặt sân. Sau khi không thể làm gì được trước lối chơi phòng thủ của King, Riggs thay đổi lối chơi thành giao bóng và lên lưới. Nhưng ngay cả khi Riggs đứng ở gần lưới gây sức ép, King vẫn thắng cả 3 set với tỷ số 6-4, 6-3, 6-3.

Cay cú sau thảm bại dưới tay một người phụ nữ, những huyền thoại của quần vợt Mỹ như Pancho Segura và Gardnar Mulloy cùng thời với Riggs đã đưa ra lời thách đấu với King nhưng bà từ chối. Còn Riggs thì ê chề đến nỗi nhốt mình ở khách sạn 4 tiếng đồng hồ để tự vấn lương tâm. Những gì thậm tệ mà Riggs nói về những tay vợt nữ bây giờ lại trở thành trò cười trước 90 triệu người xem trên toàn thế giới, trong đó có 50 triệu khán giả ở Mỹ. Và “Trận chiến giới tính” ở sân Astrodome cho tới giờ vẫn là trận đấu kỷ lục người xem trực tiếp của quần vợt Mỹ với 30.472 người.

Tennis: 40 năm “Trận chiến giới tính” - 3

Billie Jean King đánh bại Bobby Riggs cả 3 set

Sau này, người ta đã đặt mối hoài nghi về việc Bobby Riggs, tay “cáo già” trong chuyện làm ăn, cố tình thua trắng trước Billie Jean King để giành số tiền đặt cược vào chính thất bại của mình lên tới 1 triệu USD. Nhưng sau đó chính Riggs đã chấp nhận dùng máy thử nói dối để chứng minh ông không ném trận đấu đó đi. Chiến thắng của King vì thế lại càng có ý nghĩa hơn, vì nó đáp trả những tay vợt nam vẫn nhìn phụ nữ chơi tennis bằng con mắt khinh thường.

Sau này Bobby Riggs còn tiếp tục thách thức những tay vợt nữ để trả mối hận ngàn thu. Ngày 23/8/1985, Riggs đã 67 tuổi rủ tay vợt Vitas Gerulaitis (người từng giành chức vô địch Australian Open 1977), khi đó mới 19 tuổi và nằm trong tốp 20 thế giới, bước vào trận đấu với Martina Navratilova và Pam Shriver diễn ra ở sân đấu The Atlantic City Convention Hall tại Atlantic City, New Jersey và những tay vợt nữ lại thắng 6–3, 6–2, 6–4.

Bobby Riggs (25/2/1918 – 25/10/1995) là tay vợt số 1 thế giới trong thập niên 1930-40. Ông từng giành 3 Grand Slam ở Wimbledon 1939 và US Open 1939, 1941 cùng 3 Grand Slam khác ở nội dung đôi nam và đôi nam nữ. Lời tuyên chiến với những tay vợt nữ ngày nào của Riggs được cho là cách ông kiếm tiền từ những trận đấu đặc biệt của làng banh nỉ nhưng nó cũng mở ra một trong những sự kiện đáng nhớ nhất của làng banh nỉ, “Trận chiến giới tính”.

Sau hai trận đấu đáng nhớ giữa Bobby Riggs với Margaret Court và Billie Jean King, quần vợt thế giới còn chứng kiến một số “Trận chiến giới tính” khác, dù nó không còn vang dội như quá khứ. Tháng 9/1992, hai huyền thoại Jimmy Connors và Martina Navratilova cũng giao đấu với nhau. Ở tuổi 40, Connors “chấp” Navratilova chỉ giao bóng 1 lần ở mỗi điểm số và chấp cả một dây cho Navratilova (khi đó 35 tuổi). Nhưng cuối cùng Connors vẫn thắng 7-5, 6-2.

Tennis: 40 năm “Trận chiến giới tính” - 4

Chị em nhà Williams cũng khó mà đánh bại được những tay vợt nam tốp 500

Venus Williams và Serena Williams cũng từng hưởng ứng “Trận chiến giới tính” nhưng theo cách ngược lại, khi đưa ra lời tuyên chiến “có thể đánh bại bất kỳ tay vợt nam nào nằm ngoài tốp 200”. Không để cho chị em nhà Williams, khi đó mới 17 và 16 tuổi, có thời gian tự mãn, tay vợt số 203 thế giới Karsten Braasch quyết định bước vào trận đấu tại sân số 12 ở Melbourne Park trong khoảng thời gian diễn ra Australian Open 1998 (năm mà Venus thắng Serena 7–6(7-4), 6–1 ở vòng 2 trong trong lần gặp nhau đầu tiên giữa 2 chị em). Không quá khó khăn, tay vợt người Đức thắng Venus 6-2, trước khi hạ nốt Serena 6-1. Sau trận đấu, tay vợt sinh năm 1967 đã mỉm cười nhắc nhở hai chị em Williams: “Đến tốp 500 trở lên, cũng không có cơ hội đâu các cô bé vì tôi mới chơi như mấy anh chàng tốp 600 đánh dạo thôi”.

Tháng 12/2003, huyền thoại người Pháp Yannick Noah cũng cùng cựu số 1 thế giới Justine Henin thi đấu. Tay vợt nam gần nhất giành Roland Garros cho nước Pháp vào năm 1983 còn… mặc váy thi đấu và chủ yếu chỉ cắt bóng và bỏ nhỏ nhưng vẫn thắng Henin 4-6, 6-4, 7-6.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN