Tay vợt trẻ nào sẽ vươn tầm vĩ đại?

Có bao nhiều người trong số chúng ta tin rằng sẽ có một tay vợt trẻ giành Grand Slam trong năm 2016?

Và nếu có, sẽ là ai? Dimitrov ư? Hay Kyrgios? Còn cơ hội nào cho Milos Raonic. Hay Borna Coric, Zevrev, và Dominic Thiem?

Thực ra, ngay trong cách tập hợp các tay vợt nói trên cũng đã có vấn đề dễ đạt sự đồng thuận: Thứ nhất là nhiều người trong số ấy đang trong giai đoạn phong độ sa sút (Dimitrov, Raonic), và thứ hai, có nên coi một người sinh năm 1990 - 1991 là tay vợt trẻ?

Những người sinh năm 90-91 từng được kỳ vọng rất lớn. Sự trông mong họ sẽ tỏa sáng, vươn tới những đỉnh cao bởi có một chu kỳ trong tennis là cứ khoảng 10 năm lại có một thế hệ tài năng vươn lên. Nếu tính từ thế hệ Ivan Lendl, McEnroe sinh năm 59-60 thì tới Agassi, Sampras sinh năm 70-71, rồi Safin, Federer, Hewitt, Roddick sinh năm 80-82.

Sự xuất hiện xen kẽ như Bjorn Borg trước thế hệ một, Edberg, Becker giữa thế hệ một và hai, rồi Nadal, Djokovic, Murray cũng có nhưng không phá vỡ chu kỳ 10 năm.

Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là họ có đủ khả năng để làm nên chuyện lớn trong năm nay hay không trong ngoài Dimitrov và Raonic năm 2014, chưa ai đủ sức vào tới bán kết một trong bốn giải tennis lớn nhất thế giới tổ chức hàng năm.

Đó là một sự khác biệt lớn nếu như chúng ta biết rằng tất cả những ngôi sao sinh những năm 198x trở về trước được nhắc tới ở trên hoặc vô địch hoặc vào tới chung kết Grand Slam khi họ mới trên dưới 20 tuổi.

Nguyên nhân của sự khác biệt này bắt nguồn từ xu hướng của tennis thế giới trước tiên rồi sau đó tới chính các tay vợt trẻ hiện nay, trong khi sự xuất sắc và vô cùng bền bỉ của Federer, Nadal, Djokovic là điều thiết nghĩ không cần phải bàn nữa.

Tay vợt trẻ nào sẽ vươn tầm vĩ đại? - 1

Kyrgios có tài nhưng cũng lắm tật

Sự khan hiếm tài năng trẻ

Với tennis hiện nay, khoảng 20 tuổi vẫn còn là quá trẻ, và trẻ thì không có bất cứ ưu thế nào so với những tay vợt trong độ tuổi 28-34 hiện nay.

Nó có vẻ là vô lý với tennis phong trào khi các tay vợt ở tuổi 20 thường khỏe hơn rất nhiều so với các tay vợt tuổi 30. Nhưng với tennis chuyên nghiệp, cần phải có sự tích lũy về mặt thể lực sau nhiều năm mới có thể đáp ứng những trận đấu đòi hỏi ngày càng nhiều về sức mạnh, sức bền.

Djokovic phải tới khi 24 tuổi mới bắt đầu đáp ứng được các đòi hỏi về mặt thể lực, khả năng chịu đựng, và trong năm vừa qua, khi đã 28 tuổi mới ở trong một trạng thái hoàn hảo, khoẻ mạnh cả từ đầu tới cuối giải với 88 trận đấu.

Thực tế ghi nhận trong top 10 thế giới hiện nay, có chín người từ 29 tuổi trẻ lên, Djokovic là người trẻ thứ hai trong số ấy. Người trẻ nhất Top 10 chính là Nishikori (1989).

Trong số Top 100 thế giới, chỉ có Zevrev là người duy nhất từ 18 tuổi trở xuống. Nếu tính ngưỡng 20 tuổi cũng chỉ có bốn người trong Top 100, ngoài Zevrev (hạng 83), còn có Coric (44), Hyeon Chung (51) và Kokkinakis (80).

Hoặc tính ngưỡng 23 tuổi, ngưỡng khá phổ biến trong nhiều môn thể thao khác nhau khi phân chia hệ thống giải đấu trẻ thì trong Top 100 (tính tới ngày 30/11/2015) chỉ có chín tay vợt dưới 23 tuổi, nhờ Thiem (hạng 20), Kyrgios (30) Jiry Vesely (41), Lucas Pouille (78) và Taro Daniel (96).

Với một bản danh sách ấy, ai trong số họ sẽ đoạt Grand Slam không phải là câu hỏi phù hợp. Ai sẽ có một mùa giải nổi trội hơn những người còn lại thực tế hơn.

Câu trả lời là Kyrgios

Dù cho Zevrev đã giành giải Tay vợt trẻ của năm 2015, Dominic Thiem đã có 3 danh hiệu sân đất nện trong mùa trước còn Borna Coric đã có những trận đấu ấn tượng một số tay vợt lớn thì Kyrgios vẫn là người có tiềm năng hơn cả.

Kyrgios, người từng thua Nguyễn Hoàng Thiên khi cả hai còn đấu ở các giải trẻ ITF, vươn lên trước tiên là nhờ ưu thế về hình thể để có cú giao bóng cực tốt, thuận tay rất nặng – đều khai thác tốt xu thế mặt sân trở nên nhanh hơn trong thời gian gần đây.

Một điểm vượt trội khác của Kyrgios là sự tự tin. Tay vợt mang quôc tịch Australia này có một niềm tin rất lớn là anh thuộc về nhóm những người xuất sắc nhất, và hầu như không biết sợ trước những tượng đài.

Vấn đề giờ đây chỉ là liệu Kyrgios có rút ra được những bài học từ những sai lầm điên rồ về hành vi, ứng xử, thái độ thể hiện trên sân đấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN