Trận đấu nổi bật

tomas-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Tomas Machac
0
Jannik Sinner
2
ekaterina-vs-jessica
Miami Open presented by Itau
Ekaterina Alexandrova
2
Jessica Pegula
1
carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
-
Grigor Dimitrov
-
nicolas-vs-daniil
Miami Open presented by Itau
Nicolas Jarry
0
Daniil Medvedev
2

Roland Garros: Có cần tới Hawk-eye?

Sự kiện: Roland Garros 2023

Trong khi hầu hết các giải quần vợt lớn diễn ra hàng năm đã áp dụng công nghệ Hawk-Eye thì người Pháp vẫn chỉ nhìn nhận “Mắt diều hâu” như là một công cụ tham khảo.

Trọng trách

Cách đây 1 năm, theo thông báo chính thức từ ban tổ chức Roland Garros 2011, đội ngũ cầm cân, nẩy mực cực kỳ hùng hậu gồm 270 trọng tài dây và 50 trọng tài chính sẽ được điều tới Paris, nhiều hơn cả số các tay vợt đơn nam và đơn nữ (256) tham dự Grand Slam trên sân đất nện! Pascal Maria đã từng “cầm còi” mấy trận chung kết gần đây nhưng vẫn không vượt qua được cảm giác vui sướng lẫn hồi hộp mỗi lần trở lại sân đấu Paris.

Không hồi hộp sao được khi điều khiển các trận đấu quan trọng mà mỗi quyết định của trọng tài có thể làm thay đổi cục diện của trận đấu, mà sai lầm từ ngàn xưa đến nay đã trở thành một điều khó tránh khỏi của con người? Giống như những ông “Vua” sân cỏ chỉ thực sự hài lòng và an tâm khi cất tiếng còi kết thúc 90 phút thi đấu mà không phạm sai sót nào, trọng tài chính (chair umpire) sân đất nện với chiếc micro và vị trí ngồi đẹp nhất trên sân cũng mang trọng trách đem lại sự công bằng, nhất là các tình huống dễ gây tranh cãi, khi chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân và sự trợ giúp của các trợ lý cũng là “người trần, mắt thịt” mà không có các “bằng chứng sống” hay chính xác hơn là chỉ tham khảo kết quả hình ảnh của vị trọng tài “điện tử” Hawk-Eye.

Roland Garros: Có cần tới Hawk-eye? - 1

Đã có nhiều tranh cãi xảy ra trên sân đất nện vì không có hawk-eye

Trọng chứng

Các nhân viên bán hàng của Hawk-Eye tỏ ra là những người rất chuyên nghiệp vì họ đã đeo bám một cách lỳ lợm các nhà tổ chức giải quần vợt trên sân đất nện, nhất là chủ thánh đường đất nện Roland Garros. Cái võ kinh doanh không có gì là mới của Hawk-Eye theo lối “mưa dầm, thấm lâu”, hay theo kiểu “cứ dùng thử đi, tính sau” tỏ ra chưa có tác dụng rõ rệt trên mặt sân đất nện, chỉ vì chính cái mặt sân luôn được chau chuốt và mịn như nhung này lại là mặt sân duy nhất mà trái banh có thể để lại dấu vết rõ nét nhất.

Nói là rõ nét nhưng trái banh nỉ hình tròn có đường kính trung bình từ 6,350 đến 6,668 cm, khi chạm mặt sân đất nện, dù có bị biến dạng sau cú smash sấm sét thì cũng chỉ để lại một vết tương đối tròn (hoặc hình bầu dục) có đường kính bằng hơn một nửa đường kính thực của trái banh. Với tốc độ bóng nhanh, dưới cái nắng đầu hè Paris thì cái dấu vết mang tính “bản chất” của cuộc chơi trên sân đất nện chỉ trở thành bằng chứng giải quyết các tình huống nhạy cảm nhờ vào kinh nghiệm của các trọng tài, mà trọng tài cũng có nhiều đẳng cấp.

Đẳng cấp và kinh nghiệm đầy mình như Pascal Maria mà nhiều khi cũng bị stress nặng vì lo lắng khi ngồi chờ trong căn phòng dành riêng cho tổ trọng tài trước khi “bắt” trận chung kết. Danh tiếng của giải đấu, danh vọng và sự nghiệp của các tay vợt hay ít nhất là danh dự của cá nhân được đặt lên đôi vai của Pascal, còn cái mức thù lao quá “còi” có 400 euro cho trận chung kết cũng chỉ là tượng trưng và không bao giờ sánh bằng cái kỷ niệm chương cao quý của Roland Garros!

Ở Madrid Open 2011, khi so sánh khả năng xem lại vết bóng của các trọng tài với Hawk-Eye, hầu như không có sự khác biệt giữa người với máy.

Tuy nhiên, một khi đã là con người thì nó mang đầy đủ những yếu tố cũng rất con người đó là yêu ghét, nghi ngờ.

Trận bán kết Madrid Open 2011, sau khi trọng tài xác định đường bóng của Nadal là “in” thì Federer vẫn hậm hực, ném về phía trọng tài nhiều câu khác nhau bởi ở góc sân có 2 vết bóng, một vết ngoài và một vết trong, và anh cho rằng đó là pha bóng ngoài nên mình mới bỏ đường bóng tiếp theo. Tâm lý của Federer sau đấy có đôi chút bị ảnh hưởng, bởi anh không được xem lại pha quay chậm của Hawk-Eye chỉ để phục vụ khán giả truyền hình đó rõ ràng là pha bóng tốt. Đặt giả thiết rằng nếu Hawk-Eye được áp dụng, chắc rằng Federer sẽ không cấn cá về pha bóng đó, dù cho người ta cũng có thể trách Federer “non” kinh nghiệm, đã không biết quên pha bóng “cũ” để chiến đấu một cách lạnh lùng trong các pha bóng tiếp theo.

Novak Djokovic ở góc độ này tỏ ra cực kỳ bản lĩnh, mặc kệ trọng tài bỏ qua pha bóng ngoài ở đầu trận chung kết của Nadal (dù xa dây dọc cả gang tay), để tự mình thắng cả trọng tài bằng cú thuận tay ở góc rộng cháy sân.

Hawk-Eye đã có mặt tại Roland Garros (từ mùa trước) nhưng chỉ với “vai phụ” trong việc phục vụ truyền hình và chỉ để trọng tài tham khảo khi cần. Rồi sẽ có một ngày các giải trên sân đất nện nói chung và Roland Garros nói riêng sẽ phải cần đến Hawk-Eye như là một trợ lý trọng tài điện tử, bởi cuộc chơi sẽ ngày càng khốc liệt vì người ta bỗng trở thành triệu phú chỉ sau hai tuần thi đấu. Tính công bằng của trận đấu không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm của trọng tài và dù biết rằng Roland Garros là sở hữu của người Pháp từ gần một trăm năm rồi, nhưng bản sắc không thể được tạo nên từ sự lạc hậu và tranh cãi.

Ý kiến của các tay vợt

Đó là một phần của cuộc chơi. Với vận tốc bóng nhanh như hiện tại thì rất khó xác định bóng trong hay ngoài. Ở một thời điểm quan trọng, bạn có quyền khiếu nại và bạn sẽ thấy Hawk-Eye có hiệu quả to lớn đến mức nào. Khi tung ra một cú đánh, bạn luôn mong đó là một cú đánh tốt. Hawk-Eye cũng vậy, chỉ mang đến những điều tốt lành cho quần vợt và chắc chắn sẽ được khán giả đánh giá cao.

(Rafael Nadal)

Vai trò của trọng tài

Cũng giống như quy trình phán xử khi có Hawk-Eye, các tay vợt có quyền khiếu nại lên trọng tài về các tình huống bóng mà họ cho là ra ngoài hoặc liếm vạch, và trọng tài chính (Chair Umpire) sẽ là người bước xuống “khám nghiệm” vết bóng. Quyết định của ông là quyết định cuối cùng. Điều lý thú là các tay vợt không bị giới hạn về số lần khiếu nại của họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nam Hải ([Tên nguồn])
Roland Garros 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN