Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
-
Irina-Camelia Begu
-
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
-
Tatjana Maria
-
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
-
Felix Auger-Aliassime
-
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
-
Lorenzo Sonego
-
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Raducanu 18 tuổi vô địch US Open: Sẽ như Federer, hay Sharapova tương lai?

Liệu có thể nào tennis thế giới không thể tìm ra được một vị Vua và sẽ có một Nữ hoàng trì vị?

  

Video khoảnh khắc Emma Raducanu đăng quang chức vô địch đơn nữ US Open

Emma Raducanu, 18 tuổi, vô địch US Open 2021 với hàng loạt những cột mốc làm kinh ngạc thế tennis.

Cô là tay vợt đầu tiên (kể cả nam hay nữ) vô địch một giải Grand Slam khi phải tham dự từ vòng loại. Vì đánh từ vòng sơ loại nên cả giải Raducanu phải đánh tất cả 10 trận (3 sơ loại, 7 chính) và không thua set nào.

Ở tuổi 18, Emma Raducanu trở thành "hiện tượng" xưa nay của tennis hiếm khi đăng quang US Open

Ở tuổi 18, Emma Raducanu trở thành "hiện tượng" xưa nay của tennis hiếm khi đăng quang US Open

US Open mới chỉ là giải đấu thứ tư kể từ khi Raducanu bước lên chuyên nghiệp, và tổng số tiền thưởng trước đó của cô gái quốc tịch Anh chỉ là 25.000 USD, trong khi tiền thưởng cho chức vô địch US Open là 2,5 triệu.

Tuổi trẻ của Raducanu và cả đối thủ của cô trong trận chung kết, Leylah Fernandez (người Canada, năm nay 19 tuổi) làm cho thế giới tennis bừng tỉnh vì sự già cỗi của tennis nữ đến nay phải chăng đã tìm thấy thế hệ kế cận?

Và những gì xảy ra sau danh hiệu kỳ diệu đó với Raducanu có phải là sự khởi đầu của một tay vợt sẽ thống trị làng tennis nữ về chuyên môn, sẽ vượt qua mọi tay vợt của nam để trở thành biểu tượng toàn cầu?

Tài năng hay trúng số?

Khi Raducanu thắng cả 10 trận nhưng không một ai trong số các đối thủ của cô nằm trong Top 10 thế giới, điều này sự thực đã làm cho giới chuyên môn lẫn công chúng đặt câu hỏi liệu đây có phải là một tài năng thực thụ?

Nhiều người đã đưa ra nhận định, nhưng có vẻ HLV từng dẫn dắt Raducanu khi cô 14-16 tuổi, ông Roman Kelecic giúp chúng ta hình dung một phần nào đó.

Ông nói rằng nếu hỏi về Raducanu trước khi Wimbledon 2021 khởi tranh, thì ông sẽ nói cô có tiềm năng để lọt vào Top 20.

Raducanu: Tài năng thực thụ hay "hiện tượng" nhất thời?

Raducanu: Tài năng thực thụ hay "hiện tượng" nhất thời?

Nếu hỏi sau khi đã có kết quả ở Wimbledon (Raducanu đi tới vòng 4), ông nói rằng cô có thể vào Top 10. Và bây giờ (sau khi đã có US Open trong tay), ông nhận định Raducanu có tiềm năng sớm lọt vào Top 5, hoặc tài năng của cô tương đương với các tay vợt trong Top 5.

Top 5 thế giới của nữ lúc này gồm có Krejicova, Swiatek, Pliskova, Sabalenka và số 1 Barty. 5 tay vợt hàng đầu hiện tại cũng chỉ có Swiatek và Barty từng vô địch Grand Slam.

Nhận định sau khi một tay vợt trẻ đã vô địch Grand Slam thì thật khó tránh khỏi cảm tính. Nhưng có thể tin vào những tham chiếu của lịch sử tính từ Kỷ nguyên Mở (Open Era).

Trong số 10 tay vợt trẻ kể cả nam và nữ từng giành Grand Slam lúc họ còn trẻ hơn tuổi 18 của Raducanu, chỉ có một người thất bại trong việc chinh phục thêm các giải Grand Slam, là Michael Chang (vô địch Roland Garros khi mới hơn 17 tuổi vào năm 1989).

Còn nhiều người trong số đó đã trở thành huyền thoại, thậm chí trở nên “bất tử”, như Serena, Hingis, Becker,  Seles, Steffi Graf.

Nới rộng thêm độ tuổi, lịch sử có 13 tay vợt nữ giành Grand đầu tiên khi họ 20 tuổi, hoặc trẻ hơn, thì 10 người về sau này đều giành thêm ít nhất 1 danh hiệu lớn. Về người đã thất bại có Iva Majoli (người Croatia, vô địch Roland Garros 1997), còn đang thi đấu nhưng chưa chinh phục thêm Grand Slam nào là Andreescu (người Canada, US Open 2019) và Igar Swiatek (Ba Lan, Roland Garros 2020).   

Tổng cộng lại cả những thống kê ở trên của nam và nữ, có 21 tay vợt trong lịch sử từng giành Grand Slam lúc 20 tuổi, hoặc trẻ hơn, 17 người tiếp tục chiến thắng.

Nó là câu chuyện hoàn toàn khác so với những tay vợt gần đây, vô địch khi họ đã chơi rất nhiều năm chuyên nghiệp, và bỗng nhiên giành được Grand Slam để rồi đó chính là vinh quang duy nhất trong sự nghiệp của họ, như Wozniaki, Bartoli, Penetta…

Federer, Sharapova hay…

Những kỳ vọng, hoặc hoài nghi nếu có về tài năng của Raducanu, và cả những tham vọng của chính bản thân cô gái người Anh có lẽ đã dẫn tới một quyết định làm ngạc nhiên cả thế giới tennis: Raducanu chia tay với HLV của mình chỉ 3 tuần sau trận chức vô địch US Open.

Raducanu đi trên con đường mà Sharapova và cả Federer từng trải qua

Raducanu đi trên con đường mà Sharapova và cả Federer từng trải qua

Nhưng Raducanu không phải là người đầu tiên trên thế giới làm như vậy. Federer cách nay 18 năm cũng đã từng sa thải HLV Peter Lundgren ngay sau khi anh giành chức vô địch Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp (Wimbledon 2003). Federer và vợ chưa cưới của anh lúc đó, Mirka, dù còn khá trẻ (22 và 25 tuổi) nhưng đã hiểu được những tác động nếu truyền thông và dư luận biết được, đã thoả thuận với Lundgren rằng ông phải giữ bí mật lâu nhất có thể, phải coi như việc ông không đi cùng với Federer ở các giải sau đó là vì lý do cá nhân. 

Federer sau này lý giải rằng quyết định chia tay của anh ngày đó là để tìm kiếm một HLV mới, nhiều kinh nghiệm với các giải đấu chuyên nghiệp hơn. Còn việc anh liên tiếp gặt hái được thành công dù không có HLV trong năm 2004 là những điều kỳ diệu nằm ngoài tính toán, nhưng có thể là kết quả của việc anh đã quyết định dứt khoát để không phải rơi vào trạng thái hồ nghi cả khi tập luyện lẫn thi đấu. Và sau này như chúng ta đã biết nó phản ánh phẩm chất độc lập tác chiến của một thiên tài.

Raducanu thực ra đã từng trải qua việc thay đổi HLV. Sau bước tiến đầu tiên tới vòng 4 Wimbledon (bỏ cuộc giữa trận vì sức khoẻ), Raducanu chia tay với HLV Nigel Sears (bố vợ của Andy Murray).

Andrew Richardson được mời dẫn dắt trong quá trình chuẩn bị và ở US Open chỉ bởi ông là người đã từng dạy những kỹ thuật nền tảng cho cô từ khi Raducanu còn nhỏ.;

Còn định hình nên một Raducanu 18 tuổi giàu bản lĩnh, khá toàn diện ở cuối sân, luôn có một chiến thuật hợp lý với các đối thủ ấy là nhờ cô gái ấy chính là sản phẩm của cả một nền tennis vương quốc Anh hùng mạnh về tài chính đã nhiều năm làm tất cả cho mục tiêu tìm kiếm một nhà vô địch Grand Slam tiếp theo sau Andy Murray.

Việc có bố là người Rumani và mẹ người Trung Quốc, hay chỉ chuyển về Anh sinh sống khi 2 tuổi không phải là rào cản với Raducanu. Nó còn trở thành sự cộng hưởng để cô ngay khi còn đang trên đường chinh phục các đỉnh cao khác, đã trở thành biểu tượng mới của tennis thế giới.

“Bom tấn” tennis

Trận chung kết đơn nữ của US Open 2021 của Raducanu với Leylah Fernandez (người Canada, bố Ecuador mẹ Philippines) có số người theo dõi qua truyền hình ở Mỹ cao hơn tới 30% so với trận chung kết đơn nam khi Djokovic đứng trước cơ hội lần đầu tiên kể từ năm 1970 có tay vợt nam giành cả 4 Grand Slam trong cùng 1 năm (nhưng không thành).

Còn ở Anh, lúc cao điểm với 9,2 triệu người xem trận chung kết của Raducanu là kỷ lục, vượt xa con số 7,9 triệu ở Wimbledon 2021. Quãng thời gian khi trận đấu diễn ra và được phát sóng trực tiếp đó, ước tính cứ 10 người đang xem truyền hình ở Anh lại có 4 người xem trận chung kết đơn nữ - một kỷ lục khác.

Raducanu tạo nên "cơn sốt" cả trong lẫn ngoài sân đấu

Raducanu tạo nên "cơn sốt" cả trong lẫn ngoài sân đấu

Điều đặc biệt nữa, chưa khi nào trong 20 năm qua khán giả xem tennis ở Anh lại trẻ đến thế, 48% nằm trong độ tuổi 16-34 trong khi một hình ảnh quen thuộc hơn trên các khán đài tại các giải tennis dù lớn hay nhỏ là các khán giả lớn tuổi.

Raducanu có bố người Rumani, mẹ người Trung Quốc, nói tiếng Trung thành thạo như một cô gái đến từ đại lục.

Việc livestream từ New York bằng tiếng Trung ngay sau khi đăng quang US Open để cảm ơn sự cổ vũ từ fan mở đường cho Raducanu trở thành tay vợt số 1 ở thị trường Trung Quốc và có thể vượt Osaka trở thành biểu tượng mới cho toàn châu Á.

Osaka, tay vợt người Nhật, năm 2020 kiếm được 2 triệu USD tiền thưởng từ tham dự các giải, nhưng số tiền tài trợ và quảng cáo của cô trong năm là 50 triệu.

Coi Simona Halep, tay vợt người Rumania, là thần tượng có thể tạo thiện cảm cho những ai biết nhìn nhận rằng Raducanu quan tâm tới cội nguồn của mình.

Mọi thứ Raducanu làm trong vòng 3 tuần qua, một quãng thời gian ngắn ngủi, với một cô gái 18 tuổi dường như đã cho thấy cô và gia đình của mình tính từng nước đi, cả cho vấn đề chuyên môn cũng như kiếm tiền.

Chặng đường để Raducanu trở thành biểu tượng của tennis như Federer (giành 20 Grand Slam, trở thành tay vợt đầu tiên kiếm hơn 1 tỉ USD), hay Sharapova (5 Grand Slam, 325 triệu USD) còn rất, rất xa nhưng cũng đầy hy vọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Hot girl Raducanu đổi đời sau US Open: Được ưu ái ở Indian Wells, rộng cửa đấu Halep

(Tin thể thao, tin tennis) Hiện tượng tennis 18 tuổi Emma Raducanu đứng trước cơ hội chạm trán thần tượng Simona Halep ở Indian...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN