Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
-
Irina-Camelia Begu
-
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
-
Tatjana Maria
-
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
-
Felix Auger-Aliassime
-
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
-
Lorenzo Sonego
-
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

“Nữ hoàng” điền kinh Việt Nam được kỳ vọng "gặt mùa vàng" năm 2021

(Tin thể thao, tin điền kinh) Lê Tú Chinh cạnh tranh nảy lửa với đối thủ nhập tịch gốc Mỹ trong khi Nguyễn Thị Oanh được kỳ vọng đưa điền kinh cự ly dài của Việt Nam vươn xa châu lục.

Lê Tú Chinh chạy đua với sao nhập tịch gốc Mỹ của Philippines

Tú Chinh đang là “át chủ bài” tại các nội dung cự ly ngắn 100 m và 200 m nữ của điền kinh Việt Nam. Đối trọng lớn nhất của “Nữ hoàng tốc độ Việt Nam” ở các giải đấu khu vực là VĐV nhập tịch gốc Mỹ của Philippines Kristina Knott. Tại SEA Games 30, Knott áp đảo Tú Chinh ở 200 m, nhưng Tú Chinh đã vượt qua đối thủ này để giành HCV nội dung 100 m.

Tú Chinh và Knott (bìa trái) sẽ cạnh tranh nảy lửa tại SEA Games 31

Tú Chinh và Knott (bìa trái) sẽ cạnh tranh nảy lửa tại SEA Games 31

Kể từ thời điểm đó, cuộc cạnh tranh ngầm về thành tích giữa hai cô gái này luôn thu hút sự theo dõi từ giới chuyên môn cũng như người hâm mộ.

Cuối tháng 8/2020, Knott gây bất ngờ với thành tích 11 giây 27 ở cự ly 100m tại giải điền kinh Drake Blue Oval Showcase diễn ra tại Mỹ. Chỉ số này vượt qua cả kỷ lục SEA Games 11 giây 28 tồn tại suốt 33 năm do Lydia De Vega (Philippines) nắm giữ.

Rõ ràng việc được tập luyện tại Mỹ và tham dự nhiều giải đấu chất lượng liên tục đã giúp cho Knott tiến bộ thần tốc. Trong khi đó, dù chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid-19, Tú Chinh cũng mang về những tín hiệu tích cực khi tại giải vô địch quốc gia đầu tháng 11 mới đây. cô đạt thành tích 11 giây 43, vượt qua chỉ số từng giành HCV SEA Games 30 trước đó là 11 giây 54.

Không dễ để Tú Chinh có thể bảo vệ tấm HCV 100m nữ của mình. Ảnh: Ngọc Tú

Không dễ để Tú Chinh có thể bảo vệ tấm HCV 100m nữ của mình. Ảnh: Ngọc Tú

Chắc chắn những lần chạm trán nhau sắp tới, đặc biệt là tại SEA Games 31 cuối năm 2021 giữa Tú Chinh và Knott sẽ cực kỳ quyết liệt. Tú Chinh được kỳ vọng sẽ tỏa sáng để giúp điền kinh nước nhà bảo vệ vị thế số 1 Đông Nam Á.

Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền

Điền kinh Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh nội bộ của hai “Nữ hoàng” ở cự ly chạy 400 m và 400 m  vượt rào là Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền.

Cuộc cạnh tranh nội bộ của Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền giúp điền kinh nước nhà hưởng lợi

Cuộc cạnh tranh nội bộ của Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền giúp điền kinh nước nhà hưởng lợi

Quách Thị Lan từng 2 lần giành HCV cá nhân châu Á theo cách bất ngờ. Ở giải điền kinh châu Á 2017, cô được trao lại tấm HCV 400 m nữ sau khi người về nhất Nirmala Sheoran (52 giây 01) dương tính với chất cấm. Ở giải đấu này, thành tích nổi bật của Lan là 52 giây 78 ở nội dung 400 m nữ.

Đến ASIAD 2018, Lan tiếp tục nhận HCV 400m rào nữ theo cách tương tự với thành tích 55 giây 30 sau khi người về nhất trước đó là Kemi Adekoya (54 giây 48) bị tước bỏ huy chương.

Có thành tích châu Á nổi bật nhưng ở các giải Đông Nam Á mà điển hình là SEA Games, Quách Thị Lan chưa từng lên ngôi bởi sự xuất sắc của Nguyễn Thị Huyền. Nữ VĐV quê nam Định đã có 8 tấm HCV, trong đó có 6 HCV cá nhân. Ở SEA Games 30 vừa qua, cô đã vượt qua Quách Thị Lan trên đường chạy 400 m nữ với thành tích 52 giây 80. Bên cạnh đó, Huyền còn giành thêm tấm HCV ở 400 m rào nữ.

Nguyễn Thị Huyền luôn biết cách tỏa sáng ở SEA Games

Nguyễn Thị Huyền luôn biết cách tỏa sáng ở SEA Games

Mới đây nhất tại giải điền kinh vô địch quốc gia 2020, Quách Thị Lan với thành tích 52 gây 46 đã vượt qua Nguyễn Thị Huyền (52 giây 49) để giành HCV.

Có thể thấy với thành tích thành tích không có nhiều sự chênh lệch, hai nhà vô địch Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền sẽ là những cái tên giúp điền kinh Việt Nam tỏa sáng ở các giải đấu quốc tế trong năm 2021.

Nguyễn Thị Oanh

Việc phá sâu kỷ lục 34 phút 48 giây 38 của Đoàn Nữ Trúc Vân lập ở SEA Games 2003 tại giải điền kinh vô địch quốc gia 2020 ở nội dung 10.000 m nữ với thành tích 34 phút 08 giây 54 càng chứng tỏ sự thống trị của Nguyễn Thị Oanh ở các nội dung cự ly dài không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực.

Nguyễn Thị Oanh thống trị cự ly dài quốc gia và khu vực

Nguyễn Thị Oanh thống trị cự ly dài quốc gia và khu vực

Hiện tại, Nguyễn Thị Oanh đang là nhà đương kim vô địch SEA Games ở 3 nội dung, chạy 3000 m vượt chướng ngại vật, chạy 5000 m và 1500 m.

Cô đồng thời đang giữ kỷ lục Đông Nam Á ở nội dung 3000 m vượt chướng ngại vật với thành tích 10 phút 0 giây 02 (kỷ lục cũ là 10 phút 0 giây 58). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn kém xa so với thành tích 9 phút 43 giây 83 từng giúp cô giành tấm HCĐ lịch sử cho điền kinh Việt Nam ở ASIAD 2018.

Với những tiến bộ không ngừng và được đầu tư bày bản hơn trong thời gian qua, Nguyễn Thị Oanh được kỳ vọng không chỉ tiếp tục thống trị ở SEA Games 31 trên sân nhà mà còn giúp điền kinh cự ly dài của Việt Nam vươn xa hơn ở châu lục.

Nguồn: [Link nguồn]

“Nữ hoàng điền kinh” VN và giọt nước mắt vui sướng khi phá kỷ lục 17 năm

(Tin thể thao, tin điền kinh) “Ốc tiêu” Nguyễn Thị Oanh đã bật khóc nức nở tại vạch đích sau khi phá kỷ lục tồn tại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Nữ hoàng tốc độ Lê Tú Chinh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN