Trận đấu nổi bật

naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
2
Greet Minnen
0
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
0
Maria Lourdes Carle
2
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Nỗi hoài nghi Murray

Murrray chấm dứt cơn hạn kéo dài một năm rưỡi không danh hiệu Masters 1000 bằng việc lên ngôi ở Miami, nhưng dường như đà tiến bộ của anh đã chững lại.

Nếu như cú thuận tay của Murray khi đang có match point cho đối thủ chỉ dài thêm hơn một centimet nữa thôi, anh đã thua còn David Ferrer mới là người chiến thắng.

Trong thể thao, đặc biệt là tennis, những chữ nếu ít khi tồn tại, và có vô vàn những trận đấu, những danh hiệu được quyết định với những tình huống thậm chí còn mỏng manh hơn.

Nhưng trong trận đấu cụ thể này, không có cảm giác rằng Murray đã tạo ra sự cách biệt với kẻ chiến bại về mặt đẳng cấp, ngoại trừ sự nhỉnh hơn về thể lực.

Nỗi hoài nghi Murray - 1

Murray không tạo ra được sự khác biệt về đẳng cấp so với Ferrer

Murray thua dễ trong set một, rồi chơi khá hơn trong set hai, trước khi cực kỳ vất vả trong set ba và đối thủ của anh như ở trên đã nói, đã có một match point. Ferrer đã quyết định dừng bóng ngay sau khi anh đánh trả đường bóng đó rồi dùng quyền khiếu nại (bóng liếm đường cuối sân).

Ferrer kiệt sức trong tình trạng bị căng cơ đùi trái, bước tập tễnh trong loạt tiebreak, hầu như không thể di chuyển ở phía cuối sân, trong khi Murray vẫn đủ sức thực hiện những pha tấn công cuối cùng để lần thứ hai đăng quang ở Miami sau ba lần vào chung kết.

Năm ngoái, Murray thất bại trước Djokovic trong một trận chung kết anh chơi không thực sự xuất sắc, thua 1-6, 6-7.

Lần cuối cùng Murray giành được một chức vô địch Masters 1000 là ở Thượng Hải hồi tháng 10-2011 nhờ đánh bại được chính David Ferrer chỉ sau hai set.

Miami - một giải đấu khắc nghiệt

Thực tế cho thấy không chỉ Murray chơi không tốt. Chính bản thân David Ferrer cũng cùng góp phần tạo nên một trận chung kết kỳ lạ ở đẳng cấp hàng đầu ATP: Có sáu game liền mà người cầm giao bóng lại thua, trong tổng số 15 game bị bẻ gãy (Ferrer bẻ được nhiều hơn một) và 29 điểm break points.

Nguyên nhân ở đây không chỉ bởi Ferrer và Murray hàng ngày tập cùng với nhau trong suốt hai tuần tham dự Miami Masters, hay cả hai đều là những "thợ chạy" ở cuối sân và họa hoằn mới lên lưới.

Mà Miami là một giải đấu thực sự khắc nghiệt, đặc biệt là về mặt điều kiện thời tiết. Độ ẩm cao và sự chênh lệch sâu về nhiệt độ giữa ngày và tối khiến cho bóng không chỉ bay chậm hơn (khó tấn công) mà còn làm các tay vợt mất sức.

Nỗi hoài nghi Murray - 2

Djokovic cũng không thể trụ nổi tại Miami

Liệu đó có phải là một phần nguyên nhân trong thất bại của Noval Djokovic ở vòng bốn trước tay vợt không chỉ kém anh tới gần hai chục bậc trên bảng xếp hạng mà còn nhiều hơn anh tới gần chục tuổi, Tommy Haas?

Liệu đó có phải là chức vô địch ở các nội dung khác nhau của giải năm nay đa phần đều thuộc về các tay vợt chọn Miami làm nơi định cư hoặc lấy đó làm căn cứ tập luyện nên có lợi thế về khả năng thích nghi? Hai tay vợt vào chung kết đơn nữ Serena Williams và Maria Sharapova đều đã và đang ở Miami trong nhiều năm liền. Người lên ngôi ở nội dung đôi nữ Nadia Petrova (người Nga) cũng chọn nơi đây làm nhà trong nhiều năm qua. Còn Murray, thời gian anh ở Florida để tập luyện còn nhiều hơn cả ở Scotland quê hương hay London (nhà bạn gái). Bản thân HLV của Murray, Ivan Lendl cũng chọn Miami làm đất sống kể từ khi gác vợt (một phần ông có thể chơi golf quanh năm ở bang có biệt danh là Sunny State này).

Và giải đấu này trở nên khó nhằn hơn bởi nó diễn ra ngay sau khi một Masters 1000 khác vừa kết thúc. Không chỉ Nadal và Federer vắng mặt, mà những người đi sâu ở Indian Wells đều rơi rụng rất sớm, hoặc thành tích thấp hơn giải trước. Á quân Indian Wells là Del Potro thua ngay trận ra quân. Bán kết Indian Wells, Tomas Berdych thua ở tứ kết. Và Djokovic chỉ vào tới vòng bốn trong khi một tuần trước đó anh còn vào tới bán kết.

Chiến thắng vì thế cho thấy Murray, người vào tới tứ kết Indian Wells (thua Del Potro sau ba set) ít nhất đã gặt hái được thành quả ở khía cạnh tiếp tục nâng cao thể lực.

Nhưng tiếc rằng, đó là khía cạnh duy nhất tích cực Murray bộc lộ. Nó là hơi ít so với kỳ vọng của anh, rằng tiếp tục nâng cấp toàn diện để chinh phục những mục tiêu khác sau năm 2012 cực kỳ thành công. Việc anh vừa chính thức bước lên vị trí thứ hai ATP là do Federer ở tuổi 32 đã chủ động nghỉ ngơi và không còn quá quân tâm tới chuyện kiếm điểm.

Không Lendl, Murray khá tầm thường

Khi Murray thi đấu ở Indian Wells, ông Ivan Lendl lúc ấy cũng đang cầm vợt ra sân biểu diễn ở Hong Kong trong khuôn khổ sự kiện tennis BNP Paribas Showdown. Và Murray thất bại.

Khi Murray tới Miami, anh có vị HLV từng tám lần vô địch Grand Slam và cũng từng năm lần liên tiếp thất bại trong các trận chung kết Grand Slam, sát cánh. Và Murray vô địch.

Nỗi hoài nghi Murray - 3

Lendl chỉ âm thầm quan sát Murray thi đấu

Một năm rưỡi kể từ khi có Lendl làm thày, Murray đã diễn điệp khúc ấy một cách thường xuyên, như thể khi không có ông, nhà vô địch Olympic và US Open 2012 vẫn mang hội chứng Peter Pan - một đứa trẻ không chịu lớn.

Trên khán đài, hầu như không thấy Ivan Lendl nói. Ông thậm chí còn ít biểu lộ cảm xúc hơn cả Paul Annacone - HLV mặt lạnh của Federer. Ông cũng thường để cho các trợ lý của Murray làm cái việc mà các HLV khác hay làm, là ra dấu hiệu kín bóng "in" hay out" trong những tình huống nhạy cảm để học trò của mình (nếu không nhìn vết bóng) không lãng phí ba quyền khiếu nại trong mỗi set.

Vẫn biết rằng những giá trị từ sự hiện diện của các HLV, mà Ivan Lendl không phải ngoại lệ, là tạo ra cảm giác tự tin cho các tay vợt trong trận đấu, mà cả những bước chuẩn bị về tâm lý lẫn chiến thuật trước từng đối thủ, từng vòng đấu.

Nhưng để trở thành một tay vợt thực sự lớn, thì anh phải tự biết cách đương đầu với thách thức, chuẩn bị trạng thái tâm lý và xử lý tình huống khi tennis xưa nay vẫn là môn thể thao đề cao vai trò cá nhân. Như cách Federer trước kia và phần nào đó là Nadal ngày nay cũng đã bắt đầu có thể làm (vô địch Indian Wells mà không có ông Toni Nadal ở bên).

Sự tự tin vừa lớn đã lại vơi

Trước và trong khi đánh bại Federer ở Australian Open, Murray cực kỳ tự tin. Đó là hệ quả tất yếu từ việc anh vô địch US Open và giành HCV Olympic. Nhưng trong trận chung kết với Djokovic ở Melbourne hồi tháng Giêng, anh lại dễ dàng sụp đổ sau khi bỏ lỡ cơ hội trong set 2 (đã thắng set 1).

Khi Murray thua Del Potro ở tứ kết Indian Wells, anh cũng đánh mất niềm tin vào bản thân sau khi đối phương gỡ hòa trong set hai.

Murray trong cả hai giải đấu gần nhất thường xuyên bất ổn về tâm lý ngay cả khi gặp những tay vợt ở đẳng cấp thấp hơn, như trận thắng khó nhọc trước Grigor Dimitrov.

Việc liên tục bị bẻ gãy game giao bóng trong trận chung kết với Ferrer là sự bất thường khi Murray trước nay được thừa nhận như một trong những tay vợt giao bóng hàng đầu.

Nỗi hoài nghi Murray - 4

Trong trận chung kết vừa qua, Murray chỉ hơn Ferrer đúng thể lực

Khi Murray cầm giao bóng để thắng set một nhưng lại bị thua ngược trong set đấu ấy ở trận bán kết với Gasquet là nhược điểm của một người chưa phải là chuyên gia của những thời điểm quyết định. Anh chỉ thắng trận đấu đó nhờ vượt trội về thể lực so với Gasquet.

Giờ thì Murray đã tìm lại được niềm vui chiến thắng ở Masters 1000, hệ thống mà anh đã sưu tập được 9 danh hiệu khác nhau sau 12 lần vào tới chung kết. Một thành tích đến đúng lúc khi Murray gần như không được phép lùi thêm nữa.

Phương cách chỉ tập trung cho Grand Slam mà ông Ivan Lendl đề ra cho Murray đã gặt hái thành công đặc biệt (vào chung kết cả ba Grand Slam gần nhất và vô địch US Open). Nhưng nó cần cả những thành công ở ATP Tour, đặc biệt là Masters 1000, để Murray duy trì sự tự tin, và đó cũng là một căn cứ đáng kể chứng tỏ sự hoàn thiện và trở thành một tay vợt lớn thực sự.

Chắc chắn rằng không phải ngẫu nhiên khi cả Nadal, Federer và Djokovic đều vượt Murray ở bảng vàng Grand Slam lẫn số danh hiệu Masters.

Khi ký hợp đồng trở thành HLV của Murray cuối năm 2011, Ivan Lendl thỏa thuận ông sẽ chỉ đi cùng anh trong những giải đấu lớn, và chỉ làm việc với anh trong những giai đoạn chuẩn bị then chốt như giữa hai mùa, trước Grand Slam hay trong giai đoạn chuyển giao giữa hệ thống giải trên các mặt sân khác nhau. Ivan Lendl vẫn là một thương hiệu lớn, được mời tham dự các giải đấu dành cho các ngôi sao đã gác vợt, và đặc biệt ông cần nhiều thời gian để thỏa mãn đam mê chơi golf của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN