Nadal: “Vamos Rafael!” (Kỳ 38)

Đôi khi chỉ cần một sự khích lệ tinh thần cũng giúp Rafa trở nên mạnh mẽ hơn.

Chiến thắng tại Davis Cup (2004) là dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời tôi, giống như một bước ngoặt, là thời điểm để cả thế giới quần vợt bật dậy và bắt đầu chú ý tới tôi. Andy Roddick sau này đã dành những lời nói tốt đẹp nhất cho tôi. Anh ấy nói rằng những tay vợt lớn thực sự không có nhiều nhưng tôi hoàn toàn có thể trở thành một người như vậy. Rõ ràng tôi phải vượt qua một áp lực rất lớn, sau những tranh cãi về việc được lựa chọn thi đấu với Roddick, và điều đó đã cho tôi sự tự tin mới trong việc từng bước tiến tới những trận đấu lớn hơn, chính là những trận chung kết Grand Slam, trong vai trò của một cá nhân.

Khi đã trải qua hàng trăm trận đấu, trong tâm bao gồm cả trận chung kết Davis Cup cách xa suy nghĩ của tôi 3 năm rưỡi sau đó, khi tôi cố gắng giành chiến thắng trong set thứ 3 trên sân trung tâm Wimbledon trước Federer, mọi thứ lại quay trở lại. Ít nhất nó cũng giúp tôi trong hai set đầu tiên và tôi đã thắng (6-4, 6-4). Nhưng Federer bắt đầu thiết lập lại set đầu bằng những cú đánh đầy tinh tế và tôi như đang đứng trên sợi dây thừng, mong manh hơn bao giờ hết ở game thứ 6, trong game cầm giao bóng và tôi bị dẫn trước 15-40 sau khi thực hiện cú cắt trái tay đáng thất vọng ra ngoài. Lần đầu tiên trong trận đấu tôi mất đi sự bình tĩnh và hét lên một tiếng đầy giận dữ. Tôi tức giận với bản thân vì biết chắc rằng mình không nên làm gì trong cú đánh đó. Tôi phá hỏng khi có thể kiểm soát nó. Cái đầu đã làm tôi đánh hỏng. Tôi biết đó không phải là thời điểm để dứt điểm nhưng tôi đã do dự vào khi ấy, một khoảnh khắc của sự sợ hãi và mắc lỗi. Tôi đã có một sự lựa chọn quá thận trọng và mất đi sự cản đảm của chính mình. Vào lúc đó sao tôi lại ghét bản thân mình đến vậy.

Nadal: “Vamos Rafael!” (Kỳ 38) - 1

Nadal bước vào trận chung kết Wimbledon 2008 sau hai mùa giải liên tiếp thua Federer tại đây

Nhưng tin tốt là Federer cũng đang trong tình trạng bất ổn. Đây là game đấu căng thẳng mà cả hai chúng tôi vì lý do nào đó, đã không chơi với chất lượng tốt nhất. Chúng tôi đều chơi kém hơn. Sự khác biệt chỉ là tôi không chơi tồi hơn ở những điểm số quan trọng. Federer có tới 4 điểm break trong game thứ 6 và tôi bảo vệ được từng điểm trước khi vươn lên có lợi thế và kết thúc game từ cú giao bóng hai.

Set 3 đã có tỷ số cân bằng 3-3 và Federer giao bóng, trong game đấu mang tính cốt yếu. Nó không phải là game bản lề như thường lệ nhưng tở thời điểm này: Tôi nhìn thấy cơ hội của mình và tôi cảm thấy mình sẵn sàng nắm lấy nó. Federer chắc hẳn đang bị chấn động ít nhiều khi bỏ lỡ thời cơ trong game thứ 6 và ở thời điểm này anh ấy có tới 12 điểm break so với con số 4 ít ỏi của tôi. Nhưng khác biệt là Federer chỉ có 1 break, còn tôi có tới 3. Đây là bằng chứng về những “big point” (điểm then chốt) trong quần vợt, sự khác nhau giữa chiến thắng và thất bại không chỉ ở sức mạnh thể chất hay khả năng trời phú mà còn cả cuộc cạnh tranh tâm lý. Tôi đã ở trong trạng thái căng thẳng tột độ nhưng giờ đã thay đổi. Đột nhiên sau khi sống sót qua áp lực mà Federer tạo ra ở game thứ 6, tôi đã cảm thấy như trút đi áp lực và mọi thứ đều trở nên nhẹ nhõm. Ngước lên bầu trời đầy u ám đến nỗi không thể in bóng người xuống sân, có vẻ như cơn mưa thực sự sẽ tới và sẽ có lý do để trì hoãn trận đấu.

Set 3 trận chung kết Wimbledon 2008 giữa Nadal và Federer

Đây là lúc tôi thực hiện tất cả những gì mình cần làm. Ba lần Federer lên lưới là cả 3 lần tôi giành điểm. Anh ấy tỏ ra nóng vội và mất bình tĩnh. Tôi dẫn trước 0-40 và nghe thấy rõ riếng cổ vũ từ những người chú và dì trên khán đài. “Vamos Rafael!” Tôi ngước lên nhìn và nhận ra họ. Nhưng ngay sau đó trong nháy mắt, bảng tỷ số đã lại thay đổi.

Tôi không chịu nổi những áp lực và thực hiện những cú trả giao bóng rất tồi, bóng đi ngắn rơi xuống giữa sân và tạo cơ hội để Federer dứt điểm. Điểm tiếp theo, tôi thất bại trong cú trả giao bóng nhưng đó là cú giao bóng tốt và vẫn còn một cơ hội giành break. Tỷ số game là 30-40 và đây là điểm số mà tôi không bao giờ quên. Một ký ức khủng khiếp.

Nadal: “Vamos Rafael!” (Kỳ 38) - 2

Nadal đã bỏ lỡ cơ hội kết thúc trận chung kết Wimbledon 2008 trong 3 set đấu

Federer giao bóng một hỏng và cú giao bóng hai vào tay trái cũng là cú thuận tay của tôi nhưng tôi đưa bóng thẳng vào lưới. Đó là cơ hội thứ 3 liên tiếp mà tôi cũng đánh mất trong một sự sơ hãi nắm chặt quanh người. Tôi thiếu quyết đoán và cái đầu không còn tỉnh táo. Đấy là bài kiểm tra sức chịu đựng tinh thần và tôi thất bại, nên đó là lý do vì sao tôi lại nhớ nó đến đau đớn như vậy. Tôi đã thất bại đúng vào lúc mà tôi luôn cố ép bản thân mình phải mạnh mẽ nhất. và một lần nữa thoáng suy nghĩ trong tôi, “mình sẽ không thể có cơ hội lần nữa; đây có thể là bước ngoặt của trận đấu.” Tôi biết mình đã đánh mất cơ hội cực tốt để giành chức vô địch Wimbledon hay tiến rất gần tới chiến thắng. Và thế là quá đủ, Federer có 2 cú giao bóng tốt để thắng game thứ 7. Một sự thất vọng quá lớn nhưng tôi phải ngay lập tức xóa nó ra khỏi ký ức.

Và tôi đã làm được. Tôi thắng game tiếp theo và Federer cũng thắng game cầm giao bóng để dẫn trước 5-4. Đúng như dự báo, trời bắt đầu mưa. Tôi đã sẵn sàng cho điều này và điềm tĩnh đón nhận, dù phải khoảng 1 giờ nữa chúng tôi mới trở lại khởi động. Tôi tiến vào phòng thay đồ, nơi chú Toni và Titin đã có mặt. Titin thay băng quấn quanh ngón tay, còn tôi thay bộ đồ thi đấu mới. Chúng tôi nói rất ít. Tôi không có tâm trạng để nói chuyện. Federer trông thoải mái hơn nhiều, trò chuyện và thậm chí cười đùa với đội ngũ của anh ấy. Federer bị dẫn trước 2 set nhưng tôi lại căng thẳng hơn anh ấy, hoặc trông bề ngoài có vẻ căng thẳng hơn nhiều.

Trở lại sân khi mái che được đóng lại, tôi giao bóng và lập lại thế quân bình. Hai game tiếp theo cũng như vậy. Chúng tôi phải đi tới loạt tie-break  và Federer đã đánh bại tôi bằng những cú giao bóng, kết thúc set 3 cũng giống như khi khi anh ấy bắt đầu. Ba cú ace, cộng thêm một cú giao bóng cũng có thể tính như cú ace giúp Federer thắng 7-5 trong loạt tie-break và thắng set 3 với tỷ số 7-6. Tôi đã có cơ hội nhưng vài khoảnh khắc yếu đuối trong lúc cần phải mạnh mẽ nhất đã khiến tôi ném đi tất cả. Nhưng tôi vẫn đang dẫn 2-1 sau 3 set đấu.

Câu chuyện quay trở lại thời điểm Nadal được chọn thi đấu trong trận chung kết Davis Cup 2004, mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 17h thứ Hai 16/9.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN