Nadal: Sức mạnh từ sự đau đớn (Kỳ 22)

Sự đau đớn về thể xác còn làm Nadal mạnh hơn.

Tôi đau đớn và không thể nói được gì, nhưng có một điều tôi hiểu hơn cha đỡ đầu là chú Toni quan trọng thế nào cho tham vọng cuộc đời tôi dành cho tennis. Thật là ngu xuẩn nếu để điều đó diễn ra, dù có những cám dỗ bao quanh tôi, khi mà mọi người trong gia đình chỉ trích những gì chú Toni làm, hay tôi dung dưỡng những suy nghĩ tiêu cực về ông. Những gì tôi muốn là trở thành nhà vô địch của tennis, và bất cứ gì ngáng đường giấc mơ ấy, như một mùa hè lười biếng cùng bạn bè hay tạo khoảng cách với chú Toni, phải được gạt sang một bên.

Vì chú Toni đã đúng. Có những lúc thật điên tiết, nhưng về lâu dài, điều đó đúng. Bài học khắc nghiệt mà chú Toni dạy tôi ngày hôm đó đã giúp tôi sống chung với những gánh nặng của cuộc đời vận động viên, chiến đấu trong sự đau đớn. Tôi mang bài học ấy vào thực tế trước cả khi tôi thi đấu chuyên nghiệp, lúc tôi vô địch lứa tuổi dưới 14 của Tây Ban Nha, không lâu sau vụ tai nạn vì cú nhảy qua lưới ấy. Đó là một trong những chiến thắng đáng nhớ nhất đời tôi không chỉ vì tôi đánh bại đối thủ trong trận chung kết, mà vì tôi đã phải vượt qua nỗi đau trên từng thớ thịt.

Nadal: Sức mạnh từ sự đau đớn (Kỳ 22) - 1

Cậu bé Rafa không bỏ cuộc ngay cả khi đau đớn nhất

Giải đấu diễn ra ở Madrid và đối thủ là một trong những người bạn tốt nhất của tôi cho tới bây giờ, Tomeu Salva, người đã tập với tôi từ năm 12 tuổi. Trong trận đấu ở vòng 1, tôi bị ngã và gãy ngón tay út ở tay trái. Nhưng tôi từ chối bỏ cuộc hay phàn nàn dưới ánh mắt thận trọng của chú Toni. Tôi đã đi tới bán kết giải đấu này năm ngoái và năm nay tôi muốn vô địch. Vì vậy tôi phải chơi từ đầu đến cuối và đánh bại Tomeu trong trận chung kết, với tỷ số 6-4 ở set 3. Tôi cầm vợt với 4 ngón tay lành lặn, ngón tay gãy lủng lẳng, mềm rũ và như không có sự sống. Tôi không băng nó vì như vậy sẽ khó khăn để đánh bóng. Khó nhất là khi phải đánh cú thuận tay vì khi đánh cú trái hai tay thì trọng lượng sẽ chuyển sang tay phải nhiều hơn. Tôi đã vượt qua nỗi đau trong từng điểm số mà gần như quên hẳn nó.

Đó là vấn đề của sự tập trung và đưa tất cả mọi thứ ra khỏi tâm trí của bạn vượt qua khỏi ranh giới của trận đấu. Đấy là nguyên tắc tôi đã áp dụng trong suốt sự nghiệp của mình. Sau này Titin (người trách nhiệm vật lý trị liệu của Nadal) còn nhiều lần nhìn thấy tôi trong tình trạng khủng khiếp hơn trước trận đấu nhưng vẫn có khả năng bắt đầu trận chiến, nó giống như thứ adrenaline chiến đấu để tiêu diệt mọi cơn đau. Vì thế tôi nhìn vào hình ảnh Rafael tuổi teen của mình và tự hào vì những gì cậu ấy đã làm. Cậu bé ấy đã thiết lập chuẩn mực của sự chịu đựng để mang lại cho tôi như một ví dụ hay một lời nhắc nhở không từ bỏ vì một lý do nào đó, và nếu muốn chấm dứt những gì tồi tệ nhất, không có sự hy sinh nào là phí phạm. Giới hạn cuối cùng trong trận chung kết với Tomeu chỉ kết thúc khi tôi giành điểm số cuối cùng. Sự đau đớn khiến tôi không thể nhấc nổi chiếc cúp và một cậu bé đã giúp tôi nâng nó lên khi chụp bức ảnh kỷ niệm.

Nadal: Sức mạnh từ sự đau đớn (Kỳ 22) - 2

Đôi bạn thân Tomeu Salva và Rafael Nadal

Năm 14 tuổi, tôi có cơ hội để thay đổi mối quan hệ với chú Toni. Tôi nhận được học bổng tới Barcelona, chỉ mất nửa giờ bay từ Mallorca, trong một khóa huấn luyện tại Trung tâm đào tạo quần vợt cao cấp San Cugat, một trong những học viện quần vợt chuyên nghiệp tốt nhất ở châu Âu. Đó là quyết định đặc biệt với tôi và sự thật đến bây giờ tôi cũng không hài lòng với điều đó. Một cuộc chia tay chắc chắn sẽ xảy ra và quyết định cần thêm nhiều động lực để cân nhắc. (Đó là lý do vì sao tôi vẫn biết ơn vị huấn luyện viên mới đã xuất hiện trong đội bóng vài năm trước để tôi đưa ra quyết định từ bỏ môn thể thao yêu thích của mình để đi theo tennis).

Vì vậy ở thời điểm này tôi cần lắng nghe những ý kiến của mọi người trước khi quyết định. Tôi không muốn lựa chọn điều gì cho tới khi nhìn nhận mọi thứ theo nhiều chiều. Với lựa chọn đặc biệt này, tôi lắng nghe cha mẹ nhiều hơn chú Toni và họ đã nói rất rõ ràng. Nếu để chọn, tốt nhất để không cần phải nhận suất học bổng, cha mẹ sẽ lý luận rằng: “Nó vẫn rất ổn với Toni và ngoài ra một cậu bé thì làm gì có chỗ nào tốt hơn ở nhà?” Điều mà họ lo sợ, không liên quan gì đến tennis của tôi, là tôi sẽ mất phương hướng ở Barcelona, khi sống một mình mà không có gia đình. Cha mẹ không muốn tôi dính vào những vấn đề của tuổi vị thành niên. Tránh xa khỏi những chuyện đó với họ còn quan trọng hơn là nhìn thấy sự nghiệp của tôi thành công.

Nadal đã quyết định thế nào cho sự nghiệp của mình? Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 11h thứ Hai 20/5.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN