Trận đấu nổi bật

hugo-vs-facundo-diaz
Generali Open
Hugo Gaston
1
Facundo Diaz Acosta
0
andrey-vs-francisco
Plava Laguna Croatia Open Umag
Andrey Rublev
0
Francisco Cerundolo
2
jakub-vs-lorenzo
Plava Laguna Croatia Open Umag
Jakub Mensik
0
Lorenzo Musetti
2
jordan-vs-alejandro
Atlanta Open
Jordan Thompson
2
Alejandro Davidovich Fokina
1
arthur-vs-mattia
Atlanta Open
Arthur Rinderknech
-
Mattia Bellucci
-

Nadal: Chiến binh bất tử (Kỳ 49)

Những chấn thương không thể đánh gục Rafa.

Tôi lấy lại phong độ nhanh hơn tưởng tượng. Sau trận bán kết ở Marseille, tôi đã vô địch ngay ở giải đấu tiếp theo ở Dubai. Ở đó tôi đánh bại Federer trong trận chung kết, đặc biệt trên mặt sân cứng, mặt sân khó khăn nhất cho đôi chân của tôi.

Chiến thắng này mang lại một sự tự tin tuyệt vời, cho thấy tôi đang trở lại. Tôi phát hiện ra một điều kỳ lạ, đó là chấn thương ở chân đau hơn khi tập luyện so với khi tôi thi đấu thực sự. Titin, người đưa ra những nhận xét mà tôi vô cùng tin tưởng, đã giải thích.

Anh ấy nói chuyện đó diễn ra là nhờ adrenaline và các endorphin sản sinh ra khi tôi thi đấu đã đóng vai trò như thuốc giảm đau tự nhiên, và khi tôi tập trung toàn bộ cho trận đấu, tôi không còn cảm giác đau đớn hoặc chỉ cảm thấy chút khó chịu nhưng ít hơn hẳn bình thường.

Nadal thắng Federer 2–6, 6–4, 6–4 tại chung kết giải Dubai đánh dấu sự trở lại

Vì vậy có một sự thay đổi chính là việc tôi giảm thời gian tập luyện so với trước. Huấn luyện viên thể lực Joan Forcades không bao giờ đưa ra những bài tập chạy bền, điều mà tôi biết những tay vợt khác vẫn thực hiện. Khi tập chạy, tôi không tập quá nửa giờ. Chúng tôi thậm chí có lúc bỏ cả bài tập chạy.

Nếu tính toán trong trường hợp sức khỏe bình thường, tôi có thể chơi khoảng 90 trận trong một năm và như vậy tôi có đủ thể lực để thi đấu. Như một cách đối phó với sự mong manh của cái chân, tôi giảm thời lượng luyện tập một cách tổng thể, cả trên sân và cả trong phòng tập gym. Trước khi chấn thương, cho đến khi 18 tuổi tôi vẫn tập 5 giờ mỗi ngày hoặc nhiều hơn.

Bây giờ chỉ còn khoảng 3 tiếng rưỡi và ít mạnh mẽ hơn. Tôi cũng không tập cả 2 tiếng đồng hồ với 100% sức lực và giờ chỉ còn 45 phút và khoảng thời gian còn lại tôi chú trọng tập những kỹ năng khác như vô lê và giao bóng.

Nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ hình ảnh tay vợt chiến đấu trong từng pha bóng. Phong cách thi đấu của tôi vẫn là phòng ngự và phản công. Nhưng nếu tôi xem lại video trận chung kết Davis Cup 2004, trong trận đấu với Andy Roddick, tôi thấy bây giờ có một sự xáo trộn đáng kể mà có lẽ không ai nhìn thấy.

Tôi thi đấu có chừng mực, tiết kiệm hơn những bước di chuyển và tôi chăm chỉ luyện tập để cải thiện cú giao bóng. Đây vẫn không phải là điểm mạnh của tôi và rõ ràng còn thua kém Federer và nhiều tay vợt khác.

Nhưng tôi có sự tiến bộ khi trở lại thi đấu vào tháng 2/2006 và chú Toni giúp tôi để ý thấy tốc độ cú giao bóng đã tăng đáng kể. Trước khi chấn thương tôi chỉ giao bóng khoảng 160 km/h nhưng ở giải Marseille tôi thường giao bóng trên 200km/h.

Nadal: Chiến binh bất tử (Kỳ 49) - 1

Những chiến thắng trước Federer trong năm 2006 cho thấy sự trở lại của Nadal

Cú giao bóng nhanh hơn giúp tôi rất nhiều ở hai giải đấu lớn ở Mỹ mà tôi thường xuyên có mặt, Indian Wells và Miami, nhưng một lần nữa tôi thất bại (Rafa thua tay vợt người Mỹ James Blake 5-7, 3-6 tại bán kết Indian Wells).

Ở Miami, tôi thua ngay ở vòng 1 trước người bạn cũ Carlos Moya (6-2, 1-6, 1-6). Không hề có sức sống nào được tôi thể hiện được như lần đầu tiên gặp Moya tại Hamburg 3 năm trước.

Tôi trở lại Địa Trung Hải và tham dự giải Monte-Carlo như thể được trở về nhà. Tôi lại đứng trên mặt sân đất nện, mặt sân mà tôi giành danh hiệu ATP đầu tiên trong sự nghiệp (ở Sopot, Ba Lan năm 2004). Tôi gặp lại Federer trong trận chung kết và lại là người chiến thắng.

Tiếp đó ở Rome vẫn là Federer trong trận cuối cùng. Đó là một trận đấu kịch tính và thử thách kinh khủng để kiểm chứng xem tôi đã hồi phục chấn thương hay chưa. Tôi đã thắng, trong trận đấu kéo dài 5 set trong vòng 5 giờ đồng hồ và tôi phải cứu tới 2 match-point.

Nadal thắng Federer 6–2, 6–7(2–7), 6–3, 7–6(7–5) tại chung kết Monte-Carlo Masters 2006

Nadal thắng Federer 6–7(0–7), 7–6(7–5), 6–4, 2–6, 7–6(7–5) tại chung kết Rome Masters 2006

Những chức vô địch ấy giúp tôi nghĩ tới cơ hội bảo vệ chức vô địch tại Roland Garros, điều mà chỉ 4 tháng trước tôi không dám mơ đến. Điều đó thậm chí còn ý nghĩa hơn với tôi so với một năm trước, ngay cả khi đấy là lần đầu tiên tôi có mặt ở đây.

Chức vô địch không chỉ có quan trọng với tôi, mà với cả gia đình. Chúng tôi sẽ vượt qua cơn ác mộng, dù không thể quên được những gì tôi đã vượt qua để tiếp tục trở lại quỹ đạo chiến thắng. Và tôi muốn chứng minh rằng chiến thắng tại Roland Garros 2005 không chỉ là một lần xuất thần, mà tôi đủ sức chinh phục nhiều Grand Slam hơn nữa.

Nadal đã chinh phục Roland Garros lần thứ hai trong sự nghiệp trong mùa giải 2006. Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào lúc 19h, 25/11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN