Trận đấu nổi bật

mayar-vs-elena
Mutua Madrid Open
Mayar Sherif
0
Elena Rybakina
2
tallon-vs-holger
Mutua Madrid Open
Tallon Griekspoor
2
Holger Rune
1
andrey-vs-alejandro
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
2
Alejandro Davidovich Fokina
0
hubert-vs-daniel
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
2
Daniel Altmaier
0
sebastian-vs-taylor
Mutua Madrid Open
Sebastian Baez
0
Taylor Fritz
2
thiago-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Thiago Seyboth Wild
0
Carlos Alcaraz
2

Kẻ nổi loạn Kyrgios về nhì Wimbledon, liệu có thành số 1 trong tương lai?

Sự kiện: Wimbledon 2023

(Tin tennis) Kyrgios đã về nhì tại Wimbledon, nhưng liệu "Trai hư" làng tennis có thể trở thành nhà vô địch trong tương lai?

  

Nhìn lại trận chung kết đơn nam Wimbledon 2022, Djokovic - Kyrgios

Sự thú vị của "kẻ nổi loạn"

Tennis trong khoảng 2 thập kỷ đã chứng kiến sự thống trị của nhóm “Big Three” khi các danh hiệu Grand Slam một cách thường xuyên được chia sẻ giữa những Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic. Vẫn có một số tay vợt làm nên bất ngờ nhưng không ai bám trụ được lâu dài, và cuộc gặp nhau giữa nhóm “Big Three” luôn là tâm điểm của mỗi kỳ Grand Slam.

Kyrgios tạo ra một trận chung kết thú vị trước Djokovic ở Wimbledon

Kyrgios tạo ra một trận chung kết thú vị trước Djokovic ở Wimbledon

Trận chung kết Wimbledon vừa qua khán giả đã không có được một dịp như vậy bởi Nadal đã xin rút khỏi giải trước khi đấu bán kết với Nick Kyrgios, mang lại tấm vé cho Kyrgios vào đấu Djokovic. Và rốt cuộc đã không có bất ngờ nào xảy ra, Djokovic lại chiến thắng để mang về danh hiệu Grand Slam thứ 21 trong sự nghiệp, dù anh đã thua ở set đầu tiên.

Bề ngoài Kyrgios có lẽ sẽ là một trong những tay vợt mới nhất của nhóm những người “xấu số” phải làm nền cho "Big 3", nhưng trận chung kết Wimbledon vừa qua có một sự lạ lẫm.

Huyền thoại John McEnroe tóm tắt điều đó qua câu nói sau: “Tôi không biết lần cuối mình hào hứng về một trận đấu là bao giờ, nhưng tôi rất chờ đợi trận đấu này, mặc dù tôi thậm chí còn không biết mình muốn xem điều gì. Chúng ta có lẽ cần Nick Kyrgios ở lại với tennis trong vài năm tới”.

Enroe hiểu rõ cảm giác đó hơn ai hết, bởi ông có thể xem là một Kyrgios của tennis những năm 1980: hay cáu, văng tục, gây ra nhiều tình huống căng thẳng và không ngán bị khán giả la ó chê bai. Cuộc đối địch giữa McEnroe với Bjorn Borg đã đi vào sự tích tennis như một cuộc chạm trán giữa nước và lửa, giữa một bên là tay vợt nóng tính và bên còn lại lạnh lùng không cảm xúc.

"Trai hư" Kyrgios đã thường xuyên gắn liền với những tin tức về cãi trọng tài, chửi fan, đôi co đối thủ thay vì những danh hiệu vô địch

"Trai hư" Kyrgios đã thường xuyên gắn liền với những tin tức về cãi trọng tài, chửi fan, đôi co đối thủ thay vì những danh hiệu vô địch

Trận chung kết Wimbledon 2022 quả thực từ lúc chưa diễn ra đã khiến nhiều người tò mò, những cuộc so tài giữa nhóm "Big 3" đã quá quen thuộc nhưng Kyrgios là một ẩn số: ai cũng biết tính cách của anh nhưng chưa ai từng thấy Kyrgios thể hiện thế nào trong một trận chung kết Grand Slam.

Do đó, trận tranh chức vô địch có thể sẽ là một cú sốc, một cuộc đối đầu hỗn loạn, hoặc một pha vùi dập không thương tiếc. Điều gì cũng có thể xảy ra trong một trận đấu có Kyrgios.

Nhưng câu hỏi là “Trai hư” của làng tennis sẽ làm gì tiếp theo sau khi lần đầu thưởng thức không khí chung kết Grand Slam? McEnroe rốt cuộc đã trở thành một địch thủ xứng tầm của Borg và có thành tích ngang nhau trong 14 lần đụng độ chính thức (7 thắng cho mỗi tay vợt), trong khi Kyrgios đã dẫn 2-1 trước Djokovic nhưng chưa có chiến thắng nào ở những sân khấu lớn nhất tennis.

Làm "sói" không dễ

McEnroe và Borg trở thành kình địch của nhau bắt đầu từ một trận chung kết Wimbledon (1980) nhưng nếu như trận đấu đó đã kết thúc một cách đầy kịch tính trong 5 set, thì lần này Djokovic không cần đến 5 set để đánh bại Kyrgios.

McEnroe ở trận chung kết đó mới 21 tuổi, trong khi Kyrgios gặp Djokovic khi đã 27 tuổi và nhiều năm được biết đến là một tay vợt có tài năng nhưng không chuyển cái tài đó sang sự thành công danh hiệu.

Djokovic vẫn đang bị dẫn 1-2 trước Kyrgios nhưng đã thắng trận đấu quan trọng nhất trong số đó

Djokovic vẫn đang bị dẫn 1-2 trước Kyrgios nhưng đã thắng trận đấu quan trọng nhất trong số đó

Người ta thắc mắc liệu khi nhóm "Big 3" rời vũ đài liệu Kyrgios có phải là người vươn lên thay thế. Có nhiều điều tạo ra cảm giác rằng Kyrgios không thiết tha gì với tennis, cảm thấy mình không được tôn trọng trong một môn thể thao mà anh chơi giỏi. Thậm chí khi bị Stefanos Tsitsipas chê là “đồ bắt nạt” sau trận đấu căng thẳng giữa họ, Kyrgios đã chê lại Tsitsipas là “mềm yếu”.

Kyrgios có lẽ muốn mình được so tài trong một môn chơi cho phép anh va chạm với đối thủ và xả những bức bối cuộc sống, bởi anh đã phải chịu cảnh nhảy từ khách sạn này sang khách sạn khác và sống một mình trong một thời gian dài thi đấu tennis. Điều đó cũng có thể hiểu được bởi các môn thể thao luôn có một số lượng nhất định những VĐV có tài năng nhưng không thiết tha gì và chỉ thi đấu vì tiền.

Sẽ khó để trông đợi vào một người có tư tưởng như vậy sẽ trở thành tay vợt hàng đầu thế giới, rằng không phải ai sau khi lần đầu vào chung kết Wimbledon cũng sẽ khao khát có thêm những lần vào chung kết sau.

Khi trận đấu gặp Djokovic kết thúc, Kyrgios không nói về sự tự hào bản thân mà nói về nhu cầu muốn được đi nghỉ xả hơi, rằng quá trình vươn đến cơ hội tranh cúp đã khiến anh kiệt sức.

Kyrgios có tài năng tennis nhưng không có sự hiếu thắng chinh phục mọi đối thủ

Kyrgios có tài năng tennis nhưng không có sự hiếu thắng chinh phục mọi đối thủ

Xem ra đó là vấn đề của những tay vợt như Kyrgios, cá tính nổi loạn của họ xuất phát từ sự coi thường nào đó cho môn thể thao mà họ giỏi nhưng không có khao khát chinh phục.

Để vươn tới đỉnh cao tennis không có chỗ cho những người mềm yếu, Kyrgios cũng chỉ là người thường như nhiều tay vợt trẻ tiềm năng khác trong khi những Federer, Nadal và Djokovic có bản lĩnh, sự mạnh mẽ, hay thậm chí sự “điên” vượt ngoài giới hạn thông thường của con người để "nuốt chửng" đối phương.

Dù không muốn thừa nhận nhưng Kyrgios vẫn chỉ là một người mềm yếu chưa đủ tầm trở thành số 1 ở môn thể thao này. McEnroe cũng nóng nảy như Kyrgios, nhưng McEnroe đủ sự hiếu thắng và đam mê chinh phục để vươn lên tầm cỡ huyền thoại, còn hậu bối của ông chơi môn này dường như chỉ vì có năng khiếu và có thể kiếm được tiền, chứ không muốn làm một “con sói” để "ăn tươi nuốt sống" mọi kẻ đối địch.

Nguồn: [Link nguồn]

Kyrgios đòi đuổi CĐV, chất vấn trọng tài và ”đá xoáy” nhà báo ở Wimbledon

(Tin thể thao, tin tennis) Nick Kyrgios có nhiều hành động không phù hợp trong trận chung kết Wimbledon 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Wimbledon 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN