Kẻ hủy diệt Pacquiao: Đôi tay huyền thoại

Manny “Pacman” Pacquiao là nhà vô địch thế giới của 7 hạng cân khác nhau và được nhắc đến với cái tên “Kẻ hủy diệt”.

Anh sinh ra và lớn lên tại một vùng quê đói nghèo cùng cực để rồi trở thành võ sĩ quyền Anh danh giá nhất ngày hôm nay. Điều đáng ngạc nhiên hơn là anh không bao giờ khoe khoang về sự giàu có hay thành tích của mình. Dù ở đỉnh vinh quang, anh vẫn là người khiêm tốn, có đức tin và biết tôn trọng đối thủ cũng như người hâm mộ. 

Câu chuyện thành công của Manny

Emmanuel “Manny” Dapidran Pacquiao sinh ngày 17/12/1978 ở Kibawe, Bukidnon tại đảo Minandon, Philippines. Sinh ra trong một gia đình Philippines nghèo đói điển hình, Manny Pacquiao bỏ học từ rất sớm khi vẫn còn đang ở tiểu học vì cha mẹ anh li dị. Trở thành đứa trẻ thất học, anh phụ mẹ bán bánh mỳ và làm bánh rán bán dạo dọc đường phố General Santos City.

Những hình ảnh khó phai về Manny Pacquiao

Lớn hơn một chút, Manny đã mang sẵn trong mình niềm đam mê bộ môn boxing. Khi không phải lang thang ngoài đường để bán hàng, anh lại đến các làng và thị trấn lân cận để tham dự các giải đấu boxing, đặc biệt là ở các dịp lễ hội, nơi mà phần thưởng cho người thắng có khi chỉ là 150 pêsô (3 đô la) và người thua được 110 pêsô (2 đô la). Số tiền anh kiếm được đã giúp mẹ con anh trang trải cuộc sống qua ngày.

Pacquiao bắt đầu sự nghiệp boxing chuyên nghiệp khi mới 16 tuổi ở hạng cân 48kg. Với sự nhanh nhẹn và sức mạnh của mình, anh đã thắng rất nhiều trận. Một ngày nọ, anh được một nhân vật có máu mặt trong làng boxing mời đến Manila để trau dồi thêm kỹ năng cho mình. Anh đã không ngần ngại nhận lời. Tuy nhiên, mẹ anh, bà Dionisa lại không đồng ý để con trai mình tham gia. Bà cho rằng boxing là môn thể thao bạo lực và Manny có thể sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Dù vậy, bằng niềm đam mê và sự háo hức, Manny vẫn đến Manila để tiếp tục luyện tập.

Ở Manila, Manny đã rèn luyện hết mình với sự tận tâm dành cho boxing. Những trận đầu tiên của mình, anh luôn giành chiến thắng, nhưng cũng giống như rất nhiều võ sĩ không tên tuổi khác, số tiền thưởng anh nhận được rất ít và không đủ để gửi về cho mẹ. Để có thêm thu nhập, Manny đã làm việc ở phòng gym nơi anh tập luyện và nhiều công việc khác nhau như làm vườn, dọn vệ sinh và đôi khi là cả xây dựng trong khi vẫn theo đuổi sự nghiệp boxing.

Kẻ hủy diệt Pacquiao: Đôi tay huyền thoại - 1

Anh là tấm gương cho sự vượt khó

Nhắc về sự tận tâm với boxing của Manny, nhiều người nói rằng anh đã tập luyện như thể không còn có ngày mai nữa. Ngày nào cũng vậy, anh luôn là người dậy sớm nhất và ra về sau mọi người. Với cam kết của mình, anh đã giành được 11 trận thắng liên tiếp trước khi thua trận đầu tiên của giải chuyên nghiệp trước Rustico Torrecampo ngày 9/2/1996. Rustico cũng là võ sĩ người Philippine duy nhất đánh bại được Manny Pacquiao.

Manny tiếp tục chuỗi knock-out các đối thủ người Nhật, Thái và Hàn. Không lâu sau đó, anh giành giải vô địch thế giới vào ngày 24/12/1998 khi chỉ mới 19 tuổi. Đó là trận anh gặp Chatchai Sasakul, nhà ĐKVĐ hạng ruồi do WBC (Hội đồng boxing thế giới) tổ chức hồi ấy.

Với chiến thắng này, Pacquiao tiếp tục tập luyện hăng say hơn và chuyển sang các hạng nặng hơn của boxing. Ở trận đấu boxing đầu tiên tại MGM Grand Arena, thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, Mỹ, Manny đã gặp người sau này là Siêu vô địch hạng gà của IBF (Liên đoàn boxing quốc tế), Lehlohonolo Ledwaba vào tháng 6/2001. Chiến thắng tuy chỉ đem lại một món tiền thưởng nhỏ cho anh nhưng đã khiến tên tuổi Manny Pacquiao vang dội khắp nước Mỹ.

Sau đó, Manny tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu của mình. Anh đã tập cùng huấn luyện viên Freddie Roach ở Wild Card Gym để cải thiện tốc độ tay và luyện cho mình có một tinh thần vững vàng, ổn định. Sau này, anh trở thành vô địch thế giới nhờ đánh bại Marco Antonio Barrera bằng 1 cú TKO ở hiệp 11. Kể từ đó, trận nào của anh cũng thu hút người xem ở quê nhà Philippines. Khi anh thượng đài, đường phố ở Manila vắng teo và tỉ lệ tội phạm giảm hẳn trong suốt thời gian diễn ra trận đấu.

Kẻ hủy diệt Pacquiao: Đôi tay huyền thoại - 2

Pacquiao là một trong những võ sĩ có đôi tay nhanh nhất thế giới

Chỉ 6 tháng sau trận với Barrera, ngày 8/5/2004 anh lại thách thức một võ sĩ khác, Juan Miguel Marquez, lúc đó đang nắm giữ danh hiệu vô địch hạng lông của cả WBA (Hiệp hội boxing thế giới) và IBF. Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa khiến cho người hâm mộ hai bên đều cảm thấy cay đắng. Tuy vậy, Manny đã kiếm được 1 triệu đô la ở trận này.

Pacquiao lại một lần nữa lên hạng nặng hơn và thách đấu với một võ sĩ người Mexico, Eric Morales vào ngày 19/3/2005 ở giải thế giới tổ chức tại Nevada. Tuy bị thua nhưng sau đó gần 1 năm, anh đã đánh bại được Morales ở trận thứ hai.

Tháng 7/2006, Manny đấu với Oscar Larios, 2 lần vô địch hạng gà. Trận đấu kết thúc khi Manny hạ Larios bằng 1 cú TKO vào hiệp thứ 12. Sau trận này, anh đã gặp Jorge Solis, đấu trận thứ hai với Barrera, tái đấu Marquez, đấu với Cậu bé vàng Oscar De La Hoya, và cuối cùng là Ricky Hatton. Pacquiao đã đánh bại tất cả để trở thành huyền thoại của boxing thế giới và đạt đến ngưỡng tay đấm triệu đô.

Được xếp hàng những người Philippine giàu có, Manny Pacquiao vẫn rất khiêm tốn. Năm 2009 tạp chí Time bình chọn anh là một trong những vận động viên tuyệt vời nhất năm đưa Manny đứng vào hàng ngũ những người có ảnh hưởng nhất năm. Forbes cũng đưa anh vào danh sách 100 người của năm ấy. Anh là vận động viên có thu nhập cao thứ 6 khi kiếm được 40 triệu đô là vào nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Đồng thời anh cũng là vận động viên Philippine đầu tiên được in hình lên tem thư.

Kẻ hủy diệt Pacquiao: Đôi tay huyền thoại - 3

Manny Pacquiao không bao giờ tự kiêu

Khi được hỏi về công thức của chiến thắng, Manny thường nhắc đến sự tận tâm, kiên trì, lòng dũng cảm, tính kỷ luật cao và cầu nguyện là bí quyết của mình. Anh từng tuyên bố: “Ai cũng có thể thành công trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống nếu như sở hữu những đức tính của một nhà vô địch quyền anh”.

Thật sự, Manny Pacquiao được xem như một trong những võ sĩ giỏi nhất không phải chỉ trong nghề nghiệp mà cả trong cách ứng xử. Anh không khoe khoang tiền bạc, không đeo vàng hay kim cương để phô trương với bạn bè hay đối xử với họ như với những người ở tầng lớp thấp hơn. Anh vẫn giữ nguyên bạn bè cũ, mời họ đến biệt thự của mình và thường xuyên chu cấp cho những người thân nhất.

Manny là người tiên phong cho thế hệ trẻ tự đi tìm thành công trong cuộc sống, biết tôn trọng người khác, là biểu tượng của sự khiêm tốn và tính chuyên nghiệp. Hy vọng rằng rồi đây anh sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp võ sĩ của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Tiger ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN