Trận đấu nổi bật

taylor-vs-grigor
Internazionali BNL d'Italia
Taylor Fritz
2
Grigor Dimitrov
1
iga-vs-madison
Internazionali BNL d'Italia
Iga Swiatek
2
Madison Keys
0
simona-vs-mccartney
Trophée Clarins
Simona Halep
-
Mccartney Kessler
-
alexander-vs-nuno
Internazionali BNL d'Italia
Alexander Zverev
2
Nuno Borges
0
hubert-vs-sebastian
Internazionali BNL d'Italia
Hubert Hurkacz
1
Sebastian Baez
1
tommy-vs-daniil
Internazionali BNL d'Italia
Tommy Paul
1
Daniil Medvedev
0
stefanos-vs-alex
Internazionali BNL d'Italia
Stefanos Tsitsipas
0
Alex De Minaur
0
coco-vs-qinwen
Internazionali BNL d'Italia
Coco Gauff
-
Qinwen Zheng
-

Federer 100 danh hiệu: Sự bền bỉ kỳ diệu của thiên tài

(Tin tennis) Những gì làm nên sự bền bỉ của thiên tài quần vợt như Federer và liệu anh có thể phá kỷ lục 109 danh hiệu của Connors?

Video cú đánh đỉnh cao của Federer ở chung kết Dubai:

Cuối cùng Federer cũng có được 100 danh hiệu, trở thành tay vợt nam thứ hai trong lịch sử quần vợt thế giới đạt tới ngưỡng này, và là người đầu tiên sau Jimmy Connors (109 danh hiệu), sau khi vô địch Dubai ATP 500 nhờ đánh bại Tsitispas sau 2 set.

Federer 100 danh hiệu: Sự bền bỉ kỳ diệu của thiên tài - 1

Một Federer hoàn hảo

18 năm kể từ ngày Federer giành được danh hiệu đơn đầu tiên (ở Milan năm 2001) là một chặng đường rất dài, vượt qua mọi sự tưởng tượng và cả những quy luật tưởng chừng như bất biến của tennis hiện đại.

Những tay vợt bị Federer đánh bại trong trận các trận chung kết để anh giành được 25 danh hiệu đầu tiên chỉ có 1 người giờ đang còn thi đấu, nhưng Feliciano Lopez cũng chuẩn bị gác vợt để làm giám đốc giải Madrid Masters.

Trong số ấy có những Agassi, Bjorkman, Moya, Hewitt giờ đã là HLV của các đối thủ của Federer hiện giờ. Hay chính Ivan Ljubicic nay đã là HLV của Federer. Hoặc Tim Henman thậm chí được lấy tên để đặt cho một khu vực trong khuôn viên giải đấu Wimbledon là Đồi Henman.

100 danh hiệu ấy Federer có những giai đoạn Federer thống trị tuyệt đối, như từ 2003 – 2006 (khi 22-25 tuổi), anh giành tới 40 danh hiệu lớn nhỏ, bao gồm 24 trận chung kết chiến thắng liên tiếp, trong đó có tới 15 trận chung kết thắng trước các tay vợt ở trong Top 10 thế giới.

100 danh hiệu ấy của Federer trong 18 năm chỉ có 1 năm anh tay trắng, là năm 2016 (35 tuổi) với việc chỉ lọt vào tới trận chung kết duy nhất ở giải Brisbane, nhưng lại thua Milos Raonic sau 2 set.

Và năm 2013 (32 tuổi) Federer cũng chỉ có danh hiệu ở Halle Open (ATP 250), sự kiện được coi như là sân chơi làm nóng tiền Wimbledon.

Những giai đoạn khó khăn khi đã qua tuổi 30 nói trên, với chấn thương xuất hiện dày hơn và sức cạnh tranh ghê gớm từ phía các đối thủ (bao gồm sự thống trị của Djokovic, sự trỗi dậy của Nadal) đã đặt ra câu hỏi liệu Federer còn có thể tiếp tục thi đấu đỉnh cao.

Nhưng Federer đã giành tới 23 danh hiệu kể từ sau năm 2013 đầy hoài nghi ấy, gồm 12 danh hiệu từ năm 2016 tưởng như đã là dấu chấm hết ấy. Trong số đó, có 3 Grand Slam và 6 Masters 1000.

Cả sự nghiệp cho tới lúc này, Federer có 4 mùa giải đạt hiệu suất giành chiến thắng trên 90% thì 3 năm thuộc về thời trai trẻ (2003-2005) nhưng lại có cả 1 năm khi đã 36 tuổi (năm 2017).

Đó là sự bền bỉ kỳ diệu của một thiên tài, với một thứ tennis biến ảo để hoàn thiện không ngừng, thích ứng với từng dạng đối thủ khác nhau.

Federer bước lên vũ đài ATP Tour ban đầu với cây vợt 85 inch vuông, gần như bé nhất trên tour như thần tượng Pete Sampras sử dụng, để thi triển lối đánh giao bóng lên lưới.

Rồi sau đó, Federer chuyển sang cây vợt với diện tích mặt vợt lớn hơn, 90 inch vuông, kể từ 2002 cho tới 2013 và từ 2014 tới nay với cây vợt lớn hơn, 97 inch vuông.

* Giải mã sự bền bỉ của thiên tài

Các cây vợt khác nhau phản ánh sự thay đổi trong chiến thuật và phần nào đó là cả cú quả của Federer nhưng có một điều không thay đổi: Lối đánh để Federer nếu không sống mãi với thời gian thì nó cũng giúp anh kéo dài sự nghiệp và ít bị chấn thương hơn.

Federer cho tới lúc này đã thi đấu cả thảy 1449 trận đơn, trong khi Nadal đã chơi 1116 trận (nhiều hơn 333 trận), nhưng quãng đường di chuyển của Federer có thể ít hơn, ngắn hơn so với kỳ phùng địch thủ người Tây Ban Nha, nếu căn cứ vào các con số thống kê ở Grand Slam.

Cụ thể, Federer đã chơi 397 trận đấu ở các giải Grand Slam, nhiều hơn 107 trận (gần 27%) so với Nadal (290 trận).

Vậy nhưng, mỗi trận đấu ở Grand Slam tính cho tới năm 2016, trung bình Federer chỉ di chuyển khoảng 1942,5 mét, còn Nadal là 2587,5 mét. Nó tương ứng với quãng đường di chuyển khoảng 771,17 km của Federer, còn của Nadal là 750,39 km.

Federer 100 danh hiệu: Sự bền bỉ kỳ diệu của thiên tài - 2

Federer như một cỗ máy không tuổi

Tổng quãng đường di chuyển chỉ nhiều hơn 2,7%, trong khi tổng số trận đấu nhiều hơn lên tới 27% rõ ràng là một lợi thế rất lớn, hoặc nói khác đi nó là sự ưu việt trong lối chơi mà Federer có được, trong khi phẩm chất thể lực bao gồm cả cơ địa lẫn chế độ tập luyện của Federer không thua kém là mấy so với Nadal có vẻ ngoài cơ bắp hơn.

Pierre Paganini, HLV thể lực chuyên trách của Federer từ năm 2000 (nhưng bắt đầu huấn luyện từ 1994) cho biết thế giới đã nhầm lẫn khi đánh giá thấp sự khổ luyện và chăm chỉ của Federer trên sân tập, cũng như cả trong phòng gym.

Paganini, người cũng huấn luyện cho cả Stan Wawrinka, cuối năm ngoái cho biết mỗi năm ông làm việc với Federer từ 120-140 ngày, trong khi với Wawrinka là 70.

Thực ra, nó không phải là bất ngờ quá lớn, vì 2 người còn lại của Big 4 là Murray và Djokovic cũng đều khổ luyện về thể lực, và chỉ khác nhau về phương pháp nhằm phục vụ cho lối chơi mà họ muốn hướng tới.

Kỹ thuật với cách cầm vợt số 3 tương đối phổ biến cho những tay vợt “8x đời đầu”, chịu ảnh hưởng rất lớn từ thế hệ trước đó nữa cũng giúp cho Federer chơi bớt tốn sức, giảm thiểu các nguy cơ chấn thương hơn so với xu hướng cầm vợt sâu, bóng xoáy của tennis hiện đại.

* Federer có thể vượt qua Connors

Khi trở thành người đầu tiên vượt qua kỷ lục 14 Grand Slam của Sampras cách nay 10 năm (2009), và kỷ lục 286 tuần trên ngôi số 1 thế giới (năm 7/2012) cũng của Sampras, Federer đã làm nên những điều không tưởng.  

Năm 2012, người ta hỏi Paganini liệu Federer có thể chơi tới năm 2016 (35 tuổi, Olympic Brazil), vị HLV này khẳng định chắc chắn.

Sự tiên liệu của Paganini đã bị lung lay dữ dội vào năm 2013, hay 2016, nhưng sau đó chúng ta đều biết, Federer đã làm nên lịch sử.

Năm ngoái, người ta lại hỏi liệu Federer có thể chơi tới năm 2020 (39 tuổi, Olympic Tokyo), Paganini trả lời, nó chỉ phụ thuộc vào cảm hứng và đam mê của huyền thoại người Thụy Sĩ, chứ không bị chi phối bởi vấn đề thể trạng.

Đây cũng có thể là câu trả lời cho sự quan tâm của cả thế giới tennis, liệu Federer có vượt qua được kỷ lục 109 danh hiệu của Jimmy Connors: Nếu Federer muốn, anh sẽ làm được! 

Thống kê của 6 tay vợt nam nhiều danh hiệu nhất (Các giải như Word Tennis Championship và Master Grand Prix Finals tạm được coi như là ATP Finals):

Tay vợt

Grand Slam

Olympic

ATP Finals

ATP 1000

ATP 500

ATP 250

Tổng

Connors

8

0

3

17

49

32

109

Federer

20

0

6

27

22

25

100

Lendl

8

0

7

22

42

15

94

Nadal

17

1

0

33

20

9

80

McEnroe

7

0

8

19

23

20

77

Djokovic

15

0

5

32

12

9

73

Bảng xếp hạng tennis 4/3: Federer lên top 4, ”kẻ thù” Nadal tăng 39 bậc

Federer tăng 3 bậc, "kẻ thù" khiến Nadal dừng bước ở Mexico thăng hạng "khủng".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN