Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-
elena-vs-victoria
Miami Open presented by Itau
Elena Rybakina
2
Victoria Azarenka
1

Đua xe F1, US GP 2018: Chuyến phiêu lưu 5,5 km ở xứ cờ hoa

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Nếu như tại MotoGP, Circuit of The America là sàn diễn riêng của nhà ĐKVĐ Marc Marquez, điều tương tự cũng đang diễn ra tại thể thức F1 khi Lewis Hamilton đã có 5 chiến thắng trong 6 lần tổ chức tại Austin. Đây lại là một đường đua mà anh thống trị và cũng là nơi mang đến nhiều trải nghiệm độc nhất.

Đường đua US GP có hướng chạy ngược kim đồng hồ tương tự các đường đua Singapore, Hàn Quốc, Abu Dhabi, Brazil và được thiết kế có 20 góc cua bao gồm 11 góc cua trái và 9 góc cua phải. Chiều dài đường đua là 5,513 km, chặng đua sẽ thực hiện 56 vòng chạy và các tay đua sẽ phải thực hiện cuộc đua có tổng chiều dài 308,405 km.

Vòng chạy nhanh nhất trong cuộc đua chính đang thuộc về Sebastian Vettel của Ferrari với thành tích 1 phút 37,766 lập vào năm ngoái. Còn kỷ lục pole là của Hamilton với thành tích năm 2017 với 1 phút 33,108.

Đua xe F1, US GP 2018: Chuyến phiêu lưu 5,5 km ở xứ cờ hoa - 1

Thông số kỹ thuật của đường đua Austin

Đường đua Austin được thiết kế với tổ hợp các góc cua liên tiếp tốc độ trung bình tới cao, đòi hỏi các tay đua giữ vưng sự tập trung cao độ của mình trong khi duy trì chiếc xe ở mức trên 200 km/h.

Đoạn thẳng ngay vạch xuất phát tiếp xúc góc cua đầu tiên là một đỉnh dốc là điểm đặc trưng của đường đua này mà không nơi nào khác có. Khúc cua cuối cùng, thứ 20 chính là “chân dốc” cũng là điểm thấp nhất của cả trường đua, chạy qua vạch xuất phát/ đích rồi tới “đỉnh dốc” cua 1 bên trái cao hơn tới 30,9m.

Nơi đây là một khúc cua nhọn, khá gấp khiến các tay đua phải phanh chiếc xe từ gần 320 km/h xuống chỉ còn 85 km/h. Ngoài ra chiều rộng tại điểm cua tương đối rộng nên những cú vượt mặt thường xuyên diễn ra tại đây theo nhiều trường hợp khác nhau.

Nói nhiều khả năng là bởi tay đua có thể chạy về phía trong hay ngoài của đối thủ đều có khả năng tạo ra đột biến, bởi cua tiếp theo về phía bên phải, cùng với đó là chuỗi các cua tốc độ trung bình/cao phía trước khiến mọi trường hợp có thể xảy ra.

Nếu hai chiếc xe đang cạnh tranh nhau vẫn “chưa giải quyết được vấn đề” ở cua 1, họ vẫn có thể tạo ra một cuộc cạnh tranh thú vị từ cua 2 đến cua 6, dù là những đường cong nhưng với sự phát triển của hệ thống khí động học, chiếc xe luôn đạt vận tốc trên 200 km/h.

Dù vậy, các tay đua vẫn phải cẩn thận bởi chỉ cần 1 sai lầm có thể khiến họ trả giá đắt. Sau đó họ sẽ tới khúc cua gấp thứ 2 tại Austin nằm ở cua thứ 11, khá tương đồng với khúc cua đầu tiên. Từ đây, các tay đua sẽ tiến vào đoạn thẳng được phép sử dụng DRS thứ 1, với điểm xác định nằm sau cua thứ 10. Các chiếc xe có thể đạt mức 330 km/h khi đến cua 12, nơi sẽ chứng kiến thêm nhiều có vượt mặt nữa trong cuộc đua này.

Đua xe F1, US GP 2018: Chuyến phiêu lưu 5,5 km ở xứ cờ hoa - 2

Các tay lái sẽ phải ‘leo dốc’ ngay khi mới xuất phát tại COTA

Tổ hợp cua từ 12 đến 15 là đoạn đường chậm nhất tại Austin với các khúc cua tốc độ thấp liên tiếp và đây cũng là nơi duy nhất có thể làm giảm sự hưng phấn của các tay đua lại. Tiếp nối khu vực trên là một vòng cung chữ U tương tự như tại Sochi, nơi chiếc xe có thể tăng tốc tối đa xấp xỉ 300 km/h, rồi đến với 2 khúc cua cuối trước khi bắt đầu một vòng đua mới quanh COTA.

Tại US GP lần này, Pirelli vẫn cung cấp 3 bộ lốp Soft (mềm, vàng), Supersoft (siêu mềm, đỏ) và Ultrasoft (cực mềm, tím) giống như năm ngoái. Về lựa chọn lốp của top đầu, bất ngờ nhất chính là việc Red Bull thiên về lốp cứng nhất trong 3 đội bởi họ chỉ có 6 bộ lốp tím, còn 4 bộ lốp Supersoft và 3 Soft.

Còn McLaren lại tiếp tục gây sốc với sự lựa chọn hơi “quái” của mình, họ mang tới Austin chỉ 5 bộ lốp Ultrasoft, nhưng lại tới 5-6 bộ Soft, loại cứng nhất trong 3 bộ. Đã có những tin đồn rằng sự lựa chọn này của McLaren là do họ bị chậm hạn gửi thông báo chọn lốp của Pirelli cách đây gần 4 tháng. Tuy nhiên điều đó đã đươc cả hai bên bác bỏ.

Đua xe F1, US GP 2018: Chuyến phiêu lưu 5,5 km ở xứ cờ hoa - 3

Lựa chọn lốp của các tay đua tại US GP 2018

Do đường đua được thiết kế theo dạng đồi núi, và Texas cũng là một vùng hoang mạc rộng lớn nên nhiệt độ nơi đây có thể coi là khắc nghiệt nhất Bắc Mỹ, nếu trời nắng sẽ rất gắt và ảnh hưởng rất nhiều tới bề mặt đường đua. Tuy nhiên dự báo thời tiết ở Texas có khả năng mưa vào cuối tuần này vì vậy ta cũng chưa thể biết chắc được điều gì sẽ chờ đón các tay đua.

Nhiệt độ từ thắng (phanh) và lực nén xuống ảnh hưởng ở mức trung bình đến lớp hợp chất bề mặt lốp xe – điều này tạo nên sự thú vị và hưng phấn đối với các tay đua có phong cách thi đấu mạnh mẽ và kỹ thuật điêu luyện. Hơn nữa các chỉ số khác như Downforce, độ bám đường, mòn lốp đều ở mức trung bình, nên chúng ta cũng hiểu phần nào về lựa chọn lốp của các đội.

Đua xe F1, US GP 2018: Chuyến phiêu lưu 5,5 km ở xứ cờ hoa - 4

Thông số được set-up cho chặng ở US GP năm nay

Đường đua ở Austin năm nay được coi như là màn kết của mùa giải khi Hamilton đang có cơ hội lớn đăng quang sớm 3 chặng đua. Với tình hình như hiện tại thì Ferrari chỉ hi vọng sẽ có thể kéo dài thời gian chờ đợi của đối thủ thêm ít nhất 7 ngày nữa mà thôi. Họ nên tập trung phát triển cho mùa giải 2019 ngay từ bây giờ

Hãy đón xem chặng đua US GP trên kênh truyền hình cáp FOX Sport vào cuối tuần này. Cuộc đua phân hạng sẽ diễn ra vào lúc 4h sáng ngày Chủ nhật 21/10 và cuộc đua chính sẽ bắt đầu từ 1h ngày thứ 2 22/10.

Đua xe F1, United States GP 2018: “Ngày hội” tại miền Viễn Tây

Mùa giải F1 bước vào giai đoạn quyết định với chuỗi 3 chặng đua bắt đầu trên đất Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui - Tran Huy ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN