Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
-
Paula Badosa
-
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Greet Minnen
-
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
-
Maria Lourdes Carle
-
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Benjamin Hassan
-
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Jack Draper
-
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
-
Caroline Wozniacki
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Đua xe F1: Thèm những pha rượt đuổi đau tim, làng đua xe dậy sóng

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Đua xe không chỉ thu hút khán giả bởi những chiếc xe đầy màu sắc với tốc độ lên tới 300 km/h mà quan trọng hơn là được chứng kiến những những cú vượt mặt trên đường đua.

Người hâm mộ và cả những tay đua F1 đều đã lên tiếng phàn nàn rằng giải đua xe thể thức 1 hiện tại đang quá phụ thuộc vào hệ thống khí động học thay vì tập trung vào khả năng của máy móc, điều đang ngầm phá hoại môn thể thao này. Năm 2017, những quy chuẩn kỹ thuật mới giúp cho những chiếc xe lớn hơn, thú vị hơn nhưng tổng số cú vượt thành công trong năm ngoái đã giảm đi một nửa so với năm 2016.

Nhóm kỹ thuật đứng đầu bởi Ross Brawn đã bắt tay vào việc điều tra nhằm giới thiệu một quy chuẩn mới từ năm 2021 giúp cho việc vượt mặt dễ dàng hơn. Nhưng khi chặng đua đầu tiên tại Melbourne vừa qua chỉ xảy ra đúng 5 tình huống vượt mặt trong hơn 50 vòng đua, khiến vấn đề này lại một lần nữa trở thành tâm điểm.

Đua xe F1: Thèm những pha rượt đuổi đau tim, làng đua xe dậy sóng - 1

Australian GP 2018 chỉ xuất hiện 5 cú vượt mặt

Nhiều người cũng tranh luận rằng vượt mặt không quá quan trọng trong việc thưởng thức môn thể thao này. Tuy nhiên, F1 trong quá khứ đã thực sự đem lại cho khán giả sự kỳ diệu từ những cú vượt mặt mang thương hiệu của nhiều tay đua danh tiếng, điều mà có thể khiến họ nhớ mãi khi nhắc đến một chặng đua đáng nhớ. Một khi chiếc xe không thể tiến sát trong khoảng 1 giây với chiếc xe đằng trước và nếu có, nó sẽ mất đi sự cân bằng xe thì F1 sẽ phải ‘tạm biệt’ với một lượng không nhỏ người theo dõi.

Ngày 30 tháng 4 tới sẽ là hạn chót cho quyết định rằng liệu có thay đổi quy chuẩn khí động học cho năm 2019 hay không, và tại Bahrain vừa qua, đã có 6 đội đua phản đối ý tưởng này.

Vì thế trong khoảng 10 ngày còn lại việc để tất cả 10 đội đua cùng chấp thuận với đề xuất này dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Nếu sự thay đổi này thực sự diễn ra, nó sẽ đi ngược lại với mục tiêu đề ra từ quy chuẩn năm 2017, đó là cắt giảm chi phí vốn đang rất đắt đỏ tại F1. Càng thay đổi nhiều sẽ càng mất thêm tiền để “chỉnh sửa”.

Đua xe F1: Thèm những pha rượt đuổi đau tim, làng đua xe dậy sóng - 2

Tuy nhiên, Bahrain GP lại hấp dẫn vượt xa mong đợi

Trường đua Albert Park tại Melbourne vốn là một rất khó có thể vượt mặt, cho dù năm nay có thêm vùng DRS thứ 3, vì thế không thể lấy phản ứng sau chặng đua này để áp vào cả 21 chặng đua trên lịch trình F1 hiện tại. Theo trưởng đội đua McLaren Eric Boullier, chặng đua tại Bahrain vừa qua là một trong những chặng hấp dẫn nhất trong 1 thập kỉ trở lại đây.

Ngoài ra, chắc hẳn sẽ còn rất lâu nữa khán giả mới có thể quên được cuộc đua “điên rồ” ở Trung Quốc, nơi Daniel Ricciardo về nhất một cách hoàn toàn bất ngờ nhưng cũng rất xứng đáng. Nếu quyết định thay đổi và lúc này có lẽ là hơi vội vàng và không quá cần thiết.

Đua xe F1: Thèm những pha rượt đuổi đau tim, làng đua xe dậy sóng - 3

Ross Brawn vẫn mong muốn luật đua được thay đổi

Về quan điểm của Ross Brawn, ông cho rằng hệ thống cánh gió trước hiện tại đang quá phức tạp, với những lớp cánh xếp chồng lên nhau nhằm điều hướng gió đi qua đây, và cũng chính vì thế khiến cho khu vực này là nơi nhạy cảm nhất của chiếc xe. Mục tiêu của ông là tạo ra một chiếc cánh gió đơn giản hơn nhưng vẫn phát triển nó theo đúng hướng đi ông mong muốn.

Trong những ý tưởng được đề xuất, điều được nhiều người quan tâm nhất là việc sử dụng hệ thống giảm lực kéo (DRS) không giới hạn trong 1 vòng thay vì chỉ cho phép trong 2, 3 khu vực đoạn thẳng như hiện tại, hay cấm phức tạp thêm phần cánh gió sau.

“Câu hỏi của tôi là chúng ta có nên tính đến những thay đổi này và ra quyết định cuối cùng trong chưa đầy 2 tháng nữa, thay đổi nền tảng và quy chuẩn khí động học đang có với rủi ro lớn rằng có thể phải tiếp tục thay đổi trong năm 2020 bởi nó không hề phù hợp với chiếc xe hiện tại hoặc không mang lại điều được kỳ vọng? Và rồi lại thay đổi trong năm 2021?”, Boullier nói

Đua xe F1: Thèm những pha rượt đuổi đau tim, làng đua xe dậy sóng - 4

Eric Boullier cùng các lãnh đội lại cho rằng việc này không cần thiết

“Nếu chúng ta thay đổi quy chuẩn trong 3 năm liên tiếp, rõ ràng điều đó rất tốn kém và tôi không nghĩ đây là hướng đi F1 đang nhắm tới trong việc cắt giảm chi phí. Tại sao không đặt những tiêu chuẩn cho những bộ phận của chiếc xe?

“Tôi nghĩ chúng ta nên phân tích kỹ hơn và cố gắng xây dựng một tương lai cho F1 và để hệ thống khí động học giữ nguyên hiện trạng cho tới khi có một ý tưởng tốt hơn cho những gì chúng ta muốn đạt được vào năm 2021.”

Như vậy, rõ ràng việc đưa ra những thay đổi vào thời điểm này sẽ khiến một số đội đua rơi vào khủng hoảng tài chính khi khó có thể đáp ứng được với những điều chỉnh. Hơn nữa, với những gì đã diễn ra trong 3 chặng đua đầu tiên, chúng ta vẫn có thể tin tưởng vào mùa giải 2018 với nhiều chặng đua hấp dẫn đang chờ đợi khán giả ở phía trước.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1: Kỷ niệm ngọt ngào cho kẻ liều lĩnh và những điểm số ngoạn mục

Một chút mạo hiểm cùng bản lĩnh vững vàng mang lại chiến thắng thứ 2 cho Ferrari.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN