Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
-
Paula Badosa
-
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Greet Minnen
-
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
-
Maria Lourdes Carle
-
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Benjamin Hassan
-
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
0
Anna Karolina Schmiedlova
2
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Jack Draper
-
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
2
Ana Bogdan
1
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
-
Caroline Wozniacki
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
0
Richard Gasquet
2

Djokovic vô địch US Open: Đã hay còn gặp may

Novak Djokovic đã chinh phục được danh hiệu Grand Slam thứ 3 trong năm nay khi vừa xuất sắc hạ gục cựu số 1 thế giới Roger Federer với tỉ số 3-1 trong trận chung kết tại Flushing Meadows. Chiến thắng của Nole là sự kết hợp hoàn hảo giữa bản lĩnh và may mắn.

Một lần nữa trong mùa giải năm nay, Djokovic cản bước Federer tiến đến việc giành danh hiệu Grand Slam thứ 18 khi họ chạm trán nhau tại một trận chung kết. Tại Wimbledon hồi tháng 7, Nole cũng thắng FedEx sau 4 set căng thẳng.

Chiến công vừa lập được tại Flushing Meadows ghi đậm dấu ấn lớn của kỹ thuật thượng thừa, lối chơi chiến thuật đầy “ma mãnh” của Djokovic bên cạnh việc anh được sự trợ giúp không nhỏ của thần May mắn.

Đối đầu với Federer – đối thủ đã từng thắng mình ở lần chạm trán gần nhất tại chung kết Cincinnati Masters 2015 và chưa từng thua bất kỳ set nào trên con đường tiến đến trận đấu cuối cùng tại US Open năm nay, Nole hiểu rõ sự nguy hiểm của đối thủ.

Djokovic vô địch US Open: Đã hay còn gặp may - 1

Djokovic đã gặp chấn thương ở đầu set 1 nhưng vẫn chơi thăng hoa sau đó

Với “độ quái” của mình, tay vợt số 1 thế giới người Serbia thừa biết rằng, ở tuổi 34, Federer rất ngại đôi công bóng bền và thường tìm cách kết thúc mỗi điểm số càng nhanh càng tốt để tiết kiệm sức.

Chính vì thế, để hạn chế lối chơi “tốc hành” của đối thủ, Djokovic đã cố gắng trả giao bóng thật sâu, thật hiểm găm vào những góc khó để không cho Federer có nhiều cơ hội thực hiện chiến thuật “serve and volley” (giao bóng và lên lưới) kinh điển của những tay vợt thế hệ trước như kiểu Pete Sampras.

Djokovic đã buộc Federer phải di chuyển liên tục trong trận đấu. Có 39 pha đánh bền và Djokovic đã giành điểm tới 27 lần.

Federer đã phải chạy tới 11,43m cho mỗi điểm anh kiếm được trong khi ở bán kết gặp Stan Wawrinka, anh chỉ phải di chuyển 8,75m cho mỗi điểm.

Điều đó có thể giải thích cho việc Federer đã mắc tới 54 lỗi, nhiều hơn bất cứ trận đấu nào khác của anh ở US Open năm nay. “Tàu tốc hành” đã thất bại trong việc bẻ những game quyết định dù có nhiều thời điểm, anh đã có cơ hội rất tốt để làm điều đó. Anh chỉ thành công ở 4 trong số 23 cơ hội như thế. Trước trận chung kết này, tỷ lệ thành công trong những cơ hội bẻ game đối thủ giao bóng của Federer là 41% (29 trong tổng số 70).

Djokovic vô địch US Open: Đã hay còn gặp may - 2

Khả năng trả giao bóng của Djokovic vẫn rất đáng nể

Bản lĩnh của Djokovic còn được thể hiện ở việc trong một nỗ lực cứu bóng ở game thứ 4 của set 1, anh đã bị ngã và chảy khá nhiều máu ở gần khuỷu tay bên phải và đã cần đến sự chăm sóc của nhân viên y tế sau đó. Đã có nhiều fan của Nole lo lắng rằng sau chấn thương đó, thần tượng của họ có thể chơi không tốt và thậm chí phải bỏ cuộc giữa chừng.

Thế nhưng, ở thời khắc khó khăn, Djokovic lại vùng lên mạnh mẽ với việc giành break thứ 2 (trước đó, Nole có break đầu tiên nhưng để Federer đòi lại được 1 lần) để tiến tới chiến thắng 6-4 trong set đầu.

Vượt qua áp lực bị đối thủ cân bằng tỉ số sau khi thua 5-7 trong set 2, tay vợt số 1 thế giới người Serbia tiếp tục thể hiện bản lĩnh khi có lần nhiều bẻ game giao bóng quan trọng và cứu khá nhiều break point ở set 3 và set 4.

Djokovic đã thắng bằng việc tận dụng sức trẻ và chiến thuật hợp lý của mình, nhưng không thể phủ nhận một điều rằng anh đã được sự trợ giúp của yếu tố may mắn.

Việc cứu đến 19 break point thể hiện bản lĩnh thép, tâm lý vững vàng của Nole nhưng trong số những lần thoát hiểm đó, anh cũng phải nhờ đến rất nhiều lần Federer đánh ra ngoài sân hoặc rúc lưới ở những tình huống đôi công căng thẳng.

Chiến thắng của Djokovic trước Federer ở chung kết Mỹ mở rộng năm nay đã đánh dấu nhiều cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của tay vợt người Serbia. Nole đã có danh hiệu Grand Slam thứ 3 trong 4 lần vào chung kết các giải đấu lớn nhất trong năm nay.

Djokovic vô địch US Open: Đã hay còn gặp may - 3

Federer ngậm ngùi nhìn Djokovic đăng quang US Open

Djokovic hiện đã có 9 danh hiệu lớn trong 5 năm qua (tính từ 2011- 2015). Nó nhiều hơn bất cứ danh hiệu của một cặp đôi nào hợp lại trong cùng quãng thời gian này.

Đáng kể nhất, anh là một trong 3 tay vợt đã có 9 danh hiệu Grand Slam trong quãng thời gian 5 năm, tính từ kỉ nguyên Mở rộng (năm 1968). Hai tay vợt khác trước đó đã làm được là Roger Federer (12 danh hiệu từ 2004 đến 2008) và Pete Sampras (9 danh hiệu từ 1993 - 1997).

Ở cấp độ lịch sử, Djokovic đã cùng với Federer trở thành hai tay vợt trong kỉ nguyên Mở rộng giành 3 trong 4 Grand Slam trong một mùa giải. Federer đã có 3 Grand Slam trong năm 2011.

Djokovic là người thứ 5 có 10 danh hiệu Grand Slam trong kỉ nguyên Mở. Đứng đầu là Federer (17 danh hiệu), Nadal (14), Pete Sampras (14) và Bjorn Borg (11).

Djokovic đã cải thiện thành tích ở các trận chung kết Mỹ mở rộng với 2 chiến thắng trong 6 lần góp mặt. Anh cũng đã chính thức san bằng thành tích về trận thắng trong lịch sử đối đầu với Federer (cả hai cùng thắng 21 trận trong 42 lần họ so tài với nhau tại các giải đấu chính thức). Xin chúc mừng anh, Nole!

Video trận chung kết US Open 2015 giữa Djokovic và Federer:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Đức ([Tên nguồn])
US Open 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN