Điền kinh Việt Nam mơ ngôi bá chủ

Sự kiện: SEA Games 32

Không chỉ kỳ vọng giành tấm HCV đầu tiên ở nội dung chạy 1.500 m nữ, điền kinh Việt Nam hy vọng sẽ giành ngôi nhất toàn đoàn SEA Games 31 ở bộ môn thể thao được mệnh danh "nữ hoàng"

Đây không phải là mục tiêu quá xa vời khi đã 2 kỳ SEA Games (Đại hội Thể thao Đông Nam Á) liên tiếp gần nhất, điền kinh Việt Nam luôn vượt qua Thái Lan để giành vị trí số 1. Phá được thế độc tôn của người Thái kéo dài suốt nhiều thập kỷ đã được đánh giá là chiến tích lịch sử và thành tựu này chắc chắn sẽ còn được nhắc đến nhiều hơn, nếu điền kinh Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp khẳng định ngôi bá chủ khu vực khi giải đấu được tổ chức trên sân nhà.

Điền kinh Việt Nam đặt chỉ tiêu cao nhất tại SEA Games 31 trên sân nhà .Ảnh: NGỌC LINH

Điền kinh Việt Nam đặt chỉ tiêu cao nhất tại SEA Games 31 trên sân nhà .Ảnh: NGỌC LINH

Môn điền kinh ở SEA Games 31 diễn ra tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) từ ngày 14 đến 19-5 với 47 nội dung tranh tài, thu hút sự góp mặt của khoảng 500 chuyên gia, HLV, VĐV đến từ 11 quốc gia trong khu vực. Với tư cách chủ nhà, tuyển điền kinh Việt Nam tham gia với lực lượng hùng hậu gồm 25 chuyên gia, HLV và 80 VĐV cùng chỉ tiêu đoạt từ 15-17 HCV và trọng trách giành ngôi số 1 toàn đoàn.

Theo lịch trình thi đấu, nhiều khả năng tuyển thủ Nguyễn Thị Oanh sẽ mang về tấm HCV đầu tiên cho điền kinh Việt Nam ở chung kết cự ly 1.500 m nữ, diễn ra vào sáng 14-5. Chân chạy nữ quê Bắc Giang từng giành HCV ở cả 3 nội dung 1.500 m, 5.000 m và 3.000 m vượt chướng ngại vật tại kỳ SEA Games của 3 năm trước. Với phong độ cao ở thời điểm hiện tại, Nguyễn Thị Oanh hoàn toàn có cơ hội bảo vệ được cả 3 ngôi vô địch khi không nhiều đối thủ có thể cạnh tranh sòng phẳng với cô.

Giới chuyên môn ước tính có khoảng 10 nội dung mà cơ hội giành HCV lên đến 80% dành cho các tuyển thủ chủ nhà, đó là 400 m nữ (Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền); 400 m rào nữ (Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền), 800 m nữ (Khuất Phương Anh); 1.500 m nữ, 3.000 m vượt chướng ngại vật nữ, 5.000 m nữ (Nguyễn Thị Oanh), 10.000 m nữ (Phạm Thị Hồng Lệ), 3.000 m vượt chướng ngại vật nam (Đỗ Quốc Luật, Nguyễn Trung Cường), 4 x 400 m tiếp sức nữ; 4 x 400 m tiếp sức hỗn hợp nam nữ...

Ở những nội dung khác, cơ hội cạnh tranh của các VĐV Việt Nam với các đối thủ đến từ Thái Lan, Philippines hay Indonesia được xác định khoảng 50-50 hoặc nhỉnh hơn một chút trong một ngày thi đấu xuất thần. Thách thức này được đặt ra cho Lê Tú Chinh, đương kim HCV cự ly 100 m và HCB nội dung 200 m nữ; Trần Nhật Hoàng ở đường chạy 400 m nam, Phạm Thị Thu Trang và Nguyễn Thị Thanh Phúc ở nội dung đi bộ 20 km nữ, Bùi Thị Thu Thảo ở nội dung nhảy xa nữ, Ngần Ngọc Nghĩa với các cự ly 100 m, 200 m nam, Trần Văn Đảng ở các cự ly trung bình, Nguyễn Văn Lai ở cự ly 5.000 m, Nguyễn Thành Ngưng, Võ Xuân Vĩnh ở đi bộ 20 km nam hay Hoàng Nguyên Thanh ở đường chạy marathon nam... 

Trong bối cảnh Thái Lan quyết tâm vượt lên, còn Philippines ráo riết nhập tịch dàn sao ngoại hòng thay đổi cục diện, việc điền kinh Việt Nam có giữ được ngôi đầu Đông Nam Á hay không còn là một câu hỏi thú vị, hay nói đúng hơn, một thách thức thực sự dành cho những nhà quản lý và đội ngũ chuyên môn.

Nguồn: [Link nguồn]

Có thêm 18 tỷ đồng tài trợ, Ban tổ chức sẵn sàng cho kỳ SEA Games đặc biệt

(Tin thể thao, tin SEA Games) Có thêm nhà tài trợ kim cương thứ 7, ban tổ chức SEA Games 31 quyết tâm tổ chức một kì đại hội đặc biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐÀO TÙNG ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN