Trận đấu nổi bật

jelena-vs-ons
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Ons Jabeur
-
beatriz-vs-maria
Mutua Madrid Open
Beatriz Haddad Maia
-
Maria Sakkari
-
alexander-vs-ben
Mutua Madrid Open
Alexander Bublik
-
Ben Shelton
-
iga-vs-sara
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Sara Sorribes Tormo
-
daniil-vs-sebastian
Mutua Madrid Open
Daniil Medvedev
-
Sebastian Korda
-
coco-vs-madison
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Madison Keys
-
rafael-vs-pedro
Mutua Madrid Open
Rafael Nadal
-
Pedro Cachin
-
cameron-vs-casper
Mutua Madrid Open
Cameron Norrie
-
Casper Ruud
-
sara-vs-elena
Mutua Madrid Open
Sara Bejlek
-
Elena Rybakina
-
jannik-vs-pavel
Mutua Madrid Open
Jannik Sinner
-
Pavel Kotov
-
danielle-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Danielle Collins
-
Aryna Sabalenka
-
sebastian-vs-taylor
Mutua Madrid Open
Sebastian Baez
0
Taylor Fritz
2
thiago-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Thiago Seyboth Wild
0
Carlos Alcaraz
2

Đi đúng hướng

Sau màn chào sân ấn tượng của môn đấu kiếm với 4 ngôi vô địch và 3 chiến thắng mở màn của đội bóng đá U23, ngay sau lễ khai mạc SEA Games 28, các tuyển thủ Việt Nam đã tạo “cơn mưa vàng” trong ngày thi đấu chính thức đầu tiên của đại hội.

Làm nức lòng người hâm mộ từ quê nhà chính là phát pháo đầu tiên của các kình ngư trên đường đua xanh khi Ánh Viên rồi Quý Phước giành 3 HCV, phá 4 kỷ lục đại hội. Đội kiếm xuất sắc có mặt trong 3 trận chung kết đồng đội, đem về thêm 2 ngôi vô địch kiếm chém và kiếm ba cạnh nam.

Ở môn điền kinh, “nữ hoàng” Nguyễn Thị Thanh Phúc bảo vệ thành công HCV nội dung đi bộ 20 km nữ. Judoka Nguyễn Thị Thanh Thủy hoàn thành phân nửa chỉ tiêu 2 HCV của môn judo tại đại hội còn đội TDDC nam vượt qua hàng loạt kình địch để lên ngôi số 1 trên đất Singapore.

Ở một góc khuất hơn, môn bi sắt vốn không được quan tâm lắm cũng đã có kỳ tích: Sau khi vượt qua nhà vô địch thế giới, vô địch châu Á Ke Leng (Campuchia) ở bán kết, bi thủ Nguyễn Thị Thi không khó để đánh bại tiếp VĐV người Indonesia ở chung kết, đạt 100% chỉ tiêu huy chương của bộ môn này.

Đi đúng hướng - 1

Đội TDDC nam đoạt HCV đồng đội Ảnh: Quang Liêm

Điểm chung của những điểm sáng kể trên là gì bên cạnh việc hoàn thành 1/5 chỉ tiêu thành tích toàn đại hội chỉ ngay sau ngày thi đấu đầu tiên? Không khó để nhận ra trừ HCV bi sắt, 12 ngôi vô địch còn lại đều đến từ các môn thi đấu trong hệ thống Olympic. Đây chính là điều mà từ rất lâu, ngành thể thao Việt Nam hướng tới, dốc sức đầu tư và bước đầu gặt hái quả ngọt.

Trong một cuộc trò chuyện gần đây, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao - Tổng cục TDTT Nguyễn Hồng Minh đã hồ hởi nói với chúng tôi rằng sự chuyển hướng đầu tư vào các môn Olympic từ đầu năm 2013 tuy chậm nhưng không hề muộn đối với thể thao Việt Nam.

Tại SEA Games 2005, việc góp mặt ở chung kết nội dung bơi ếch cùng khả năng giành HCV của Nguyễn Hữu Việt đã khiến cho tất cả phóng viên thể thao Việt Nam đang tác nghiệp tại Manila (Philippines) khi đó đã phải tức tốc lên đường, thuê xe riêng, chạy hàng trăm cây số đến điểm tổ chức thi bơi chỉ nhằm “săn” bằng được khoảnh khắc tuyệt vời lúc Hữu Việt nhận HCV...

Nhắc chuyện cũ để thấy việc đưa Quý Phước sang tập huấn ở Nhật, Ánh Viên sang Mỹ luyện công, đội kiếm tầm sư học đạo tận Hàn Quốc còn đội TDDC quanh năm dự World Cup... chính là những tiền đề cơ bản, ắt có và đủ cho niềm vui hôm nay!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đào Tùng (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN