Trận đấu nổi bật

joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
0
Radu Albot
0
taylor-vs-alejandro
BMW Open
Taylor Fritz
1
Alejandro Moro Canas
0

Byron Nelson: Cha đẻ golf swing hiện đại

Byron Nelson chính là người đã làm thay đổi nền công nghiệp sản xuất gậy golf và được công nhận là cha đẻ của cú vung gậy hiện đại.

Byron Nelson tên đầy đủ là John Byron Nelson, Jr. (sinh ngày 4/2/2912, mất ngày 29/6/2006). Trong sự nghiệp, Nelson giành tổng cộng 52 danh hiệu PGA (nhiều thứ 6 mọi thời đại) và thống trị môn golf trong thế chiến thứ 2. Đỉnh cao nhất trong năm 1945, ông thắng tới 18 sự kiện trước khi đột ngột giải nghệ vào năm sau ở tuổi 34. Về major, Nelson 2 lần vô địch ở The Masters (1937, 1942), 2 lần ở PGA Championship (1940, 1945) và 1 lần ở U.S.Open (1939).

Nelson không phải phục vụ quân đội trong thế chiến thứ 2 vì mắc bệnh máu khó đông. Ông dành sự tập trung tối đa cho golf và thường xuyên tạo sự cạnh tranh khốc liệt với hai đối thủ đồng niên khác, Ben Hogan và Sam Snead. Byron Nelson có biệt danh “Vua Nelson” nhờ có tài quản lý. Thực tế, nhiều năm sau khi giải nghệ, Nelson trở thành giáo viên dạy golf, bình luận trên truyền hình, và làm ngoại giao cho môn thể thao quý tộc.

Byron Nelson: Cha đẻ golf swing hiện đại - 1

Nelson đến với môn thể thao quý tộc golf nhằm mục đích kiếm tiền mở trang trại nuôi bò

Nelson không rượu bia, không thuốc lá, một điều rất hiếm trong làng golf nói riêng. Bề ngoài ông rất hiền lành, giản dị nhưng bước vào thi đấu, ông là một con người hoàn toàn khác – giàu khát vọng, thậm chí là đầy ngông cuồng. Thomas Bonk đã viết trên tờ Los Angeles Times rằng: “Tính cách ấy dường như là nền tảng cho sự thành công của Nelson. Nelson là một sự khác biệt so với bộ phận còn lại”.

Nelson chơi chuyên nghiệp từ năm 1932. Chiến thắng đầu tiên của ông là tại giải New Jersey State Open 1935. Với khoản tiền thưởng 100 đô la, Nelson dành toàn bộ để đầu tư làm trang trại, chăn nuôi bò. Cho đến sau này người ta mới biết, động lực chơi golf của Nelson (sinh ra và lớn lên tại một trang trại ở Texas) chính là đó. Nhưng thật không thể tin nổi, từ mục tiêu mộc mạc như vậy, thế mà Nelson đã trở thành huyền thoại của làng golf, đã làm thay đổi cả nền công nghiệp sản xuất gậy golf và được công nhận là cha đẻ của cú vung gậy hiện đại.

Byron Nelson: Cha đẻ golf swing hiện đại - 2

Nelson thay đổi gậy golf và cú vung gậy hiện đại

Nelson là người đầu tiên đã thay đổi thân gậy (shaft) bằng lõi thép, vốn có vai trò quan trọng đối với swing. Ông cũng phát triển đầy đủ kĩ năng swing với động tác Down swing, tiền thân của kỹ thuật sân golf hiện đại. Nhờ những cải tiến của chính mình, Nelson thắng không ngừng nghỉ ở các sự kiện mà ông tham gia.

Danh hiệu lớn đầu tiên The Masters 1937 của Nelson đã chứng kiến những điều kì diệu. Ông dùng gậy 3 gỗ đánh lên green ở đường 13. Kế tiếp là cú putt từ cự ly chừng 20 bước chân, ghi điểm eagle và sau đó thẳng tiến đến chức vô địch. Hai năm sau, Nelson sử dụng gậy 1 sắt để đánh quả may rủi từ khoảng cách hơn 200 mét và thắng U.S.Open. Những năm tiếp theo, Nelson chinh phục hàng loạt danh hiệu.

Bản thân Nelson sau này cũng thừa nhận: “Kì tích tôi đã làm trong năm 1945 thật điên rồ. Tôi chỉ ra sân cầm gậy bằng quyết tâm phải đánh cho tốt nhất. Tôi cần có tiền cho những trang trại bò của mình”. Thực tế, với 63.000 đô la tiền thưởng, Nelson đã đầu tư trái phiếu rồi sau đó mua 740 mẫu Anh ở gần Roanoke, Bang Texas. Ông cũng về sống ở đó cho đến khi qua đời.

Byron Nelson: Cha đẻ golf swing hiện đại - 3

Nelson đã giải nghệ quá sớm nếu không những kỉ lục của ông còn vĩ đại hơn nữa

Cho đến nay, Byron Nelson là tay golf duy nhất có một giải đấu mang tên ông, giải HP Byron Nelson Championship, được thi đấu hàng năm tại Dallas. Ông đã có mặt tại giải đấu này hàng năm trước khi mất vào năm 2006. Dù giải đấu này không còn nằm trong lịch thi đấu của PGA, nhưng có một điều chắc chắn rằng những sự đóng góp của ông cho làng golf chuyên nghiệp ngày nay là rất đáng trân trọng.

Mời các bạn đón đọc bài "Tom Watson: "Quái vật" những năm 70-80" trong serie top 10 tay golf vĩ đại nhất mọi thời đại vào lúc 6h00, Chủ nhật ngày 17/11/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN