Người nghèo dính phải tập đoàn xuất khẩu lao động "ma" được nhận lại tiền

Sau khi Tiền Phong đăng tải loạt bài viết “Xuất khẩu lao động và những trò lừa dân nghèo”, mới đây nhiều lao động đã được các công ty trong nhóm nguồn nhân lực hỗ trợ, hoàn trả lại tiền.

Một nhóm lao động vừa được trả lại tiền sau loạt phản ánh của Tiền Phong

Một nhóm lao động vừa được trả lại tiền sau loạt phản ánh của Tiền Phong

Cụ thể, hai lao động phản ánh trong bài là L.L.C và T.T.V đã được Cty cổ phần nhân lực liên kết Á Châu (Công ty Á Châu thuộc HR group “ma”) hỗ trợ 100% số tiền mà nhân viên tuyển dụng Trần Văn Lương ăn chặn và cao chạy xa bay.

Theo đại diện Cty Á Châu, trong thời gian hoàn thiện thủ tục cấp phép, công ty này có tuyển một vài nhân viên cho vị trí tuyển dụng trong đó có Trần Văn Lương. Thời gian thử việc, Lương tự ý làm giả danh thiếp với chức danh trưởng phòng tuyển dụng rồi lén tư vấn cho một số lao động để chuyển cho các công ty bên ngoài. Lương cũng làm giả chứng từ để thu tiền của nhiều lao động.

Tuy nhiên, do phát sinh xảy ra tại văn phòng Cty Á Châu nên công ty cũng có trách nhiệm. Theo đó công ty này sẽ hỗ trợ cho người lao động và phối hợp với cơ quan công an để điều tra truy cứu trách nhiệm của Trần Văn Lương.

Ngoài ra, hàng loạt lao động khác cũng được một thành viên nhóm nguồn nhân lực hoàn trả lại tiền. Trước đó, các lao động này tham gia chương trình tuyển dụng đi làm việc tại Nhật Bản của công ty trên nhưng không xin được tư cách lưu trú. Sau đó, bị nhân viên tuyển dụng của công ty giữ lại hàng chục triệu đồng.

Các công ty cũng thừa nhận trong quá trình hoạt động, việc quản trị, kiểm soát nhân viên còn nhiều lỏng lẻo, để một số người lợi dụng sơ hở để chiếm giữ tiền của lao động. Sau phản ánh của Tiền Phong, các công ty cam kết sẽ xử lý mọi phát sinh cho người lao động. Ngoài ra, một số công ty khác trong nhóm “nguồn nhân lực” cũng đã liên hệ với lao động để giải quyết các vướng mắc.

Nhận diện công ty “chui”

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), để tránh các rủi ro khi nộp đơn xin đi làm việc ở nước ngoài, lao động cần lựa chọn các công ty được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép. Danh sách các công ty này được Cục Quản lý lao động ngoài nước công bố trên website của Cục, người lao động có thể tự tra cứu. Ngoài danh sách này, các công ty khác nếu hoạt động trong lĩnh vực này đều là công ty môi giới, hoặc công ty “chui”.

“Nếu lựa chọn những công ty “chui”, người lao động sẽ chịu mức phí cao hơn. Đồng thời, tiềm ẩn nhiều rủi ro vì những công ty này không thể đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài”, ông Liêm cho hay. 

Ông Liêm cũng cho biết thêm, khi đến nộp hồ sơ tại các công ty, người lao động cần chú ý quan sát giấy phép XKLĐ mà công ty công khai tại trụ sở. Trên thông báo của chương trình tuyển dụng, các công ty cũng phải ghi rõ ràng tên pháp nhân.

Đặc biệt, các công ty chỉ được phép thu tiền của người lao động khi xin được tư cách lưu trú. Do đó, đối với những công ty khi của người lao động chỉ trong quá trình thi tuyển thu phí cả nghìn USD là sai.

“Khi nhận thấy những công ty có vi phạm các quy định này, người lao động có thể phản ánh đến chính quyền địa phương, cơ quan công an, hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để xử lý. Tránh tình trạng để các công ty, hay môi giới lợi dụng dẫn đến tiền mất tật mang”.

Ông Nguyễn Gia Liêm

Xuất khẩu lao động  và những trò lừa dân nghèo

Thời gian gần đây, ở Hà Nội liên tục xuất hiện đơn thư, phản ánh về việc nhân viên công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ)...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Hưng ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN