Từ cậu bé đam mê băng đĩa đến nhà sáng lập ứng dụng Instagram

Niềm đam mê từ thuở ấu thơ đã giúp Kevin nâng cao gu thẩm mỹ về hình ảnh, tạo nên ứng dụng Instagram với 800 triệu người dùng mỗi tháng.

Bố mẹ Kevin Systrom làm việc trong lĩnh vực công nghệ  nên niềm đam mê của anh với lĩnh vực này cũng được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ. Thời niên thiếu, Kevin tự học lập trình vào ban đêm, mày mò học hỏi những ứng dụng nhắn tin để tán gẫu với bạn bè.

Từ cậu bé đam mê băng đĩa đến nhà sáng lập ứng dụng Instagram - 1

Kevin Systrom là nhà sáng lập ứng dụng Instagram

Thời trung học, công việc đầu tiên anh được nhận là làm nhân viên tại cửa hàng băng đĩa. Anh có sở thích đặc biệt với DJ, tham gia các câu lạc bộ đêm tại Boston khi chưa 18 tuổi và sưu tập rất nhiều bản thu âm.

Khi trưởng thành, Kevin theo học ngành Khoa học Quản lý tại Đại học Stanford, ‘lò’ đào tạo cho Thung lũng Silicon.

Vào năm học cuối, Kevin có nhiều cơ hội làm việc cho những gã khổng lồ công nghệ. Anh từ chối Microsoft để làm tiếp thị tại Google - điểm đến mơ ước của nhiều sinh viên Stanford. Anh đảm nhận công tác marketing cho các dự án Gmail và Calendar.

Sau hai năm, anh được bổ nhiệm vào vị trí M&A của gã khổng lồ tìm kiếm. Tại đây, anh học hỏi về những thương vụ mua bán và sáp nhập của các tập đoàn công nghệ. Sau ba năm, anh rời Google để trở lại đam mê lập trình, tạo ra những thử nghiệm thú vị tại Nextstop - ứng dụng gợi ý điểm đến du lịch.

Chàng cựu sinh viên nảy ra ý tưởng kết hợp hai sở thích nhiếp ảnh và mạng xã hội. Ứng dụng chia sẻ hình ảnh, địa điểm Burbn ra đời như một phép trộn giữa Foursquare và Flickr - hai nền tảng mạng xã hội khá thành công thời bấy giờ. Dù Burbn chưa thành hình, tháng 1/2010, Systrom đã thu về khoản đầu tư nửa triệu USD từ các ông lớn tại Thung lũng Silicon.

Từ cậu bé đam mê băng đĩa đến nhà sáng lập ứng dụng Instagram - 2

Cuối năm 2017, Instagram có 800 triệu người dùng mỗi tháng, trở thành công cụ truyền thông của nhiều nhãn hàng, tập đoàn toàn cầu

Tháng 3/2010, bạn học Mike Krieger gia nhập cùng Systrom. Kevin nhận ra Burbn có quá nhiều điểm tương đồng với Foursquare trong mảng tìm kiếm địa điểm. Anh chọn phát triển phần còn: chia sẻ hình ảnh. Kevin “đo ni đóng giày” ứng dụng cho máy ảnh chất lượng cao trên iPhone 4, áp thêm các bộ lọc màu lấy cảm hứng từ chiếc Holga. Cái tên Instagram là chữ viết tắt của “instant telegram”, tức điện tín tức thời.

Trong vòng 8 tuần, Kevin và Mike tập trung vào các bộ lọc ảnh và thao tác chia sẻ ảnh đơn giản. Instagram chính thức ra đời từ đó. Đêm 6/10, anh phát hành và đăng tweet về ứng dụng của mình. Sau hai giờ, máy chủ của Instagram sập do quá tải. Bộ đôi nhà sáng lập làm việc xuyên đêm để cứu hệ thống, duy trì sự vận hành của ứng dụng.

Trong vòng chín tháng, Instagram có 7 triệu người dùng, bao gồm cả những ngôi sao như Justin Bieber, Ryan Seacrest… “Instagram” trở thành động từ của nhiều người, ý chỉ hành động chỉnh màu, chia sẻ ảnh. Tuy nhiên, ứng dụng vẫn chưa mang lại lợi nhuận vào cho Kevin và Mike.

Từ cậu bé đam mê băng đĩa đến nhà sáng lập ứng dụng Instagram - 3

Instgram trở thành công cụ truyền thông của nhiều nhãn hàng, tập đoàn toàn cầu

Tháng 4/2012, chưa đầy hai năm ra mắt, Facebook chi một tỷ USD để sở hữu Instagram, trở thành một trong những thương vụ thành công nhất của Mark Zuckerberg. Kevin và Mike trở thành ngôi sao sáng tại Thung lũng Silicon.

Sau quá trình chuyến giao về “nhà mới”, đội ngũ 16 người của Instagram vẫn được giao phó nhiệm vụ vận hành ứng dụng. Kevin quyết tâm giữ nguyên những giá trị tối giản, không bành trướng về chức năng như Facebook.Cuối năm 2017, Instagram có 800 triệu người dùng mỗi tháng, trở thành công cụ truyền thông của nhiều nhãn hàng, tập đoàn toàn cầu. Số nhân viên chịu sự quản lý của Kevin và Mike đã tăng lên 500 người.

Tuy nhiên, "con gà đẻ trứng vàng" của Kevin đối mặt với sự thay đổi của thị trường, sự ra đời của đối thủ Snapchat. Trong buổi nói chuyện vào tháng 10/2017 tại New York, Kevin cởi mở về những định hướng phát triển trong tương lai. "Tình hình làm sao tệ được khi chúng tôi không ngừng phát triển và mọi thứ trông rất ổn? Vấn đề là thị trường thay đổi nhanh hơn chúng tôi nghĩ, chúng tôi mất dần miếng bánh thị phần", cha đẻ của Instagram chia sẻ.

CEO 33 tuổi nhận ra người dùng hiện tại thích chia sẻ nội dung, nhưng không muốn chúng nằm trên "tường" của họ. Snapchat, đối thủ trực tiếp của Instagram, đã khai thác yếu tố đó đầu tiên và "ăn nên làm ra": video, hình ảnh của người dùng tự động biến mất sau 24 giờ. Kevin Systrom cho rằng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho chính mình.

Bài học vượt nghịch cảnh của tỷ phú tay trắng dựng lên khối tài sản hơn 12 tỷ USD

Câu chuyện lập nghiệp của ông đã trở thành một huyền thoại trong giới thời trang toàn cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Linh Lê (Theo Recode, The Famous People) ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN