Thương hiệu trà bí đao “đình đám” một thời giờ ra sao?

Sự kiện: Kinh Doanh

Nhiều năm chìm trong khủng hoảng, thương hiệu trà bí đao Wonderfarm đang phải ngày đêm “cày cuốc” để lấy lại những gì đã mất.

Thương hiệu trà bí đao “đình đám” một thời giờ ra sao? - 1

Một sản phẩm đình đám của Interfood

8 năm “cay đắng”  trong khủng hoảng

Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Interfood (Mã chứng khoán: IFS) được thành lập từ cuối năm 1991 với vốn đầu tư ban đầu 1.14 triệu USD. IFS tiền thân là Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm Quốc tế (IFPI) với 4 cổ đông sáng lập đến từ Malaysia.

Năm 2005 đánh dấu mốc phát triển của IFS khi công ty này ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để sử dụng thương hiệu Wonderfarm. Từ đó, một sản phẩm nổi tiếng và quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt đó là trà bí đao Wonderfarm đã ra đời. IFS trở thành một trong số những doanh nghiệp nắm thị phần cao đối với sản phẩm nước trái cây không gas và đồ uống độ cồn nhẹ tại khu vực phía Nam.

Theo ước tính của Công ty, thương hiệu đồ uống của họ chiếm tới khoảng 50-60% thị phần nước trái cây không gas, và cạnh tranh trực tiếp với Nước giải khát Chương Dương, Tribeco hay Tân Hiệp Phát thời kỳ đó.

Tháng 10/2006, IFS đã niêm yết tại sàn chứng khoán HOSE với số vốn 242 tỷ đồng. Tuy nhiên, cuộc vui chẳng được lâu, sau hai năm lên sàn, chuỗi ngày đen tối của IFS đã chính thức bắt đầu. Năm 2008, IFS bất ngờ báo lỗ nặng 267 tỷ đồng trong bối cảnh ngành nước giải khát có sự cạnh tranh gay gắt. Năm 2009, công ty này lỗ tiếp 26 tỷ đồng.

Thương hiệu trà bí đao “đình đám” một thời giờ ra sao? - 2

Sang năm 2010, IFS đã có vụ kiện với Ngân hàng ANZ trong việc tranh chấp hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, sau đó, IFS đã thua kiện. Trong năm này IFS có lãi nhẹ 7 tỷ đồng.

Năm 2011, Tập đoàn thực phẩm và đồ uống của Nhật Bản Kirin Holdings đã bất ngờ mua 57,25% cổ phần của Interfood và tuyên bố sẽ cần 5 năm để "hồi sinh" IFS. Sau đó, Kirin đã tích cực tham gia tái cấu trúc công ty và giải quyết các khoản nợ ngân hàng. Tuy nhiên, hồi sinh chưa thấy đâu, IFS lại tiếp tục chìm đắm trong thua lỗ trong 5 liên tiếp từ năm 2011 đến 2015.

Mặc dù, doanh thu bán sản phẩm của IFS trong giai đoạn này vẫn tăng trưởng đều đặn, nhưng với chi phí bán hàng quá lớn công với chi phí tài chính và quản lý đã ngốn hết lợi nhuận của Công ty. Với khoản lỗ lũy kế vượt quá cả vốn thực góp, cổ phiếu IFS đã bị buộc phải hủy niêm yết vào đầu năm 2013.

Bất ngờ “hồi sinh”

Năm 2016, IFS bắt đầu có dấu hiệu “trở về từ cõi chết” khi báo lãi ròng 43 tỷ đồng sau 5 năm thua lỗ. Sang năm 2017, IFS tiếp tục báo lãi tăng mạnh lên 116 tỷ đồng. 

Cuối năm 2016, IFS trở lại sản chứng khoán với mức giá tham chiếu chỉ 3.000 đồng. Với kết quả có lãi trở lại, IFS đã tăng “chóng mặt” lên ngưỡng 18.000 đồng/cổ phiếu. Từ một doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng và trên bờ vực phá sản, Interfood đang có dấu hiệu trở lại cuộc đua trên thị trường nước giải khát Việt Nam.

Mới đây IFS đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 với lãi ròng 104 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm đặt ra của công ty này. Tuy nhiên, với quá khứ kinh doanh đáng quên, IFS vẫn còn khoản lỗ lũy kế tới 589 tỷ đồng. Rõ ràng, IFS còn cần phải “cày cuốc” rất nhiều để xử lý hết sỗ lỗ “khủng” này.

“Vua cá tra” Dương Ngọc Minh: Từ lợi nhuận trăm tỷ đến nợ nần nghìn tỷ

Thị giá cổ phiếu HVG của “vua cá tra” Dương Ngọc Minh đã rơi xuống mức đáy lịch sử.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN