Sao chép tên gọi, doanh nghiệp mỹ phẩm bị phạt

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng bị thiệt thòi. Mới đây, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã phải xử phạt hai công ty vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Cosmetic Collagen Việt Nam (đóng tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) vì đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Công ty TNHH Cosmetic Collagen Việt Nam đã sản xuất kem dưỡng da mang tên “Sáng hồng Nhất Nhất” gây hiểu lầm với nhãn hiệu “Nhất Nhất” đang được bảo hộ tại Việt Nam do Công ty TNHH Nhất Nhất theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 147746 (ngày15.6.2010) cho các sản phẩm, dịch vụ nhóm 5, nhóm 35 bao gồm dược phẩm, buôn bán mỹ phẩm, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, sữa tắm.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phạt tiền 20 triệu đồng đối với Công ty TNHH Cosmetic Collagen Việt Nam. Ngoài ra, Bộ cũng đã phạt tiền 20 triệu đồng đối với đối với hành vi buôn bán sản phẩm kem dưỡng da gắn dấu hiệu “Sáng Hồng Nhất Nhất” tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng đối với Công ty TNHH một thành viên Mỹ phẩm Duy Đặng (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Đồng thời buộc hai công ty vi phạm phải thu hồi và tiêu hủy 2.300 vỏ bao bì gắn nhãn hiệu nói trên.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến trong đó, hình thức xâm phạm chủ yếu là sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là nhái bao bì sản phẩm. Các thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm bán chạy là đích ngắm của “công nghệ” sao chép bao bì.

Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu của nhà sản xuất kinh doanh chân chính mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Không chỉ sao chép tên gọi, nhiều cơ sở còn đánh lừa người tiêu dùng bằng tên gọi, mẫu mã bao bì và logo gần giống với sản phẩm có uy tín đang bán chạy khiến người mua khó nhận biết thật, giả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN