Mặt bằng bán lẻ: "Ăn nhau" ở địa điểm ?

Theo báo cáo của Savills Việt Nam (Công ty nghiên cứu và tư vấn BĐS) , hiện tại nguồn cung mặt bằng bán lẻ có nguy cơ dư thừa lớn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp, giải thể, không thể mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng khá, phải chăng họ "ăn nhau" ở địa điểm?

Bội thực nguồn cung

Thị trường bán lẻ Việt Nam bị rớt hạng, từ vị trí quán quân năm 2008 đã rơi khỏi Top 30 vào năm 2012. 

Theo Savills Việt Nam, từ đầu năm đến nay tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ được giới thiệu ra thị trường chỉ khoảng 652 nghìn m2, gồm các trung tâm mua sắm, đại siêu thị, siêu thị, bách hóa và khối bán lẻ... nhưng cầu vẫn rất chậm. Giá thuê giảm, tuy nhiên không đẩy được công suất thuê lên cộng với nguồn cung mới khiến thị trường bán lẻ tại khu vực Hà Nội đang dư thừa nguồn cung đáng kể.

Mặt bằng bán lẻ: "Ăn nhau" ở địa điểm ? - 1

Mặt bằng bán lẻ tại HN được tung ra thị trường hiện nay vào khoảng 652 nghìn m2.

Theo TS. Trần Đức Diễn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Maxland: Với nguồn cung như hiện nay và dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới thì nguy cơ bội thực nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ xảy ra.

Theo Savills, từ nay đến năm 2014 Hà Nội có khoảng 1,6 triệu m2 bán lẻ dự kiến sẽ đi vào thị trường. Trong giai đoạn này một số dự án lớn đi vào hoạt động như chuỗi dự án của Vincom tại Times City, Royal City và Vincom Village, dự án tại Usilk City, Ciputra Mega mall,…

Mặt bằng bán lẻ HN 2011-2014

Mặt bằng bán lẻ: "Ăn nhau" ở địa điểm ? - 2

Theo Savill, từ nay đến năm 2014 Hà Nội có khoảng 1,6 triệu m2 bán lẻ dự kiến sẽ đi vào thị trường. Nguồn: Savills

Sức cầu yếu

Mặt bằng bán lẻ tại HN được tung ra thị trường hiện nay vào khoảng 652 nghìn m2. Mặc dù vậy, sức cầu vẫn ở trạng thái yếu. Công suất thuê trung bình khoảng 92%, tăng 3 điểm % so với quý I/2012, nhưng vẫn chỉ rải rác ở một số dự án nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam bị rớt hạng, từ vị trí quán quân năm 2008 đã rơi khỏi Top 30 vào năm 2012.

Điều này lý giải tại sao, mặt bằng thị trường bán lẻ chưa hút được khách hàng và nhà đầu tư, cũng như hướng vào việc kinh doanh, thương mại tại các khu vực đã có hạ tầng như trung tâm thương mại, siêu thị...

Ông Trần Như Trung, GĐ Bộ Phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Vietnam: Hiện nay, nhiều trung tâm thương mại đang có tỷ lệ chống khá cao.

Báo cáo của Công ty nghiên cứu và tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho thấy, trong quý II/2012, thị trường mặt bằng bán lẻ không có thêm dự án mới đi vào hoạt động, các khách thuê, thương hiệu đóng cửa nhiều hơn là mở mới.

Lối thoát: "Ăn nhau" ở địa điểm

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong một vài năm trở lại đây mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp, giải thể, không thể mở rộng kinh doanh tuy nhiên mảng thị trường bán lẻ của VN vẫn phát triển nhanh với sự ra đời của hàng loạt Trung tâm thương mại như Vincom, Picomall, Kaengnam, hay Savicomegemall, các chợ truyền thống cũng được xây dựng theo mô hình kết hợp chợ với trung tâm thương mại, cộng với sự hoàn thiện của nhiều nhà chung cư cao tầng cũng góp thêm phần lớn mặt bằng bán lẻ tại đó.

Điều này dẫn đến việc dư thừa là tất yếu. Dư thừa nguồn cung, tỷ lệ chống tăng cao điều đó cũng đồng nghĩa với khó khăn của các doanh ngiệp tham gia mảng thị trường này.

Ông Phạm Ngọc Anh – TGĐ cty THHN NACO cho biết: Hiện nay, trong khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng gặp trở ngại lớn về tài chính. Từ đó, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng hạn chế. Mặt bằng bán lẻ thì quy hoạch tràn lan dẫn đến tình trạng thừa cung, thiếu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt các siêu thị, đại lý ế ẩm, thậm chí phải đóng cửa, vẫn có những doanh nghiệp bán lẻ làm ăn khá. Việc các doanh nghiệp phát triển mở rộng chi nhánh ở các tỉnh cho thấy, mặt bằng bán lẻ hơn thua ở địa điểm chứ không phải cạnh tranh về giá, ông Ngọc Anh cho hay.

Ngược lại, hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh mảng thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn đang phải loay hoay với bài toán tìm kiếm khách thuê, tuy nhiên trong bối cảnh thị trường còn khó khăn như hiện nay, có vẻ như sự cố gắng của các chủ đầu tư vẫn chưa đem lại hiệu quả khi mà một số trung tâm thương mại lớn, tỷ lệ chống vẫn chiếm đến gần 50%.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tình trạng trầm lắng của thị trường bất động sản không sớm được cải thiện, không có những chính sách, cơ chế để kích cầu tiêu dùng hay đầu tư và kinh doanh, thì nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ trong tương lai gần và xa hơn có thể gây sức ép cho các doanh nghiệp và các chủ đầu tư thứ cấp.
 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Chi ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN