Lãnh đạo kiểu "chỉ định, đề bạt" "đè" tập đoàn kinh tế

“Thói quen “chỉ định, đề bạt” mà không tổ chức tuyển chọn công khai, thi tuyển lãnh đạo cấp cao là hệ quả tất yếu của thực trạng phát triển thiếu bứt phá tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước".

Ông Bùi Văn Dũng – Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế (CIEM) nêu điểm yếu cốt tử về nguồn nhân lực tại  tập đoàn kinh tế Nhà nước tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” do Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 10/2.

Theo ông Dũng, hội nhập quốc tế là sức ép lớn buộc các tập đoàn kinh tế với bộ máy cồng kềnh, tư tưởng quản trị cũ phải thay đổi tư duy quản trị, đổi mới.

Chỉ ra điểm yếu trong quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhà nước ông Dũng nhấn mạnh yếu tố đầu tiên và tiên quyết đó là thiếu người tài lãnh đạo. Thói quen “chỉ định, đề bạt” mà không tổ chức tuyển chọn công khai, thi tuyển lãnh đạo cấp cao tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước là hệ quả tất yếu của thực trạng phát triển thiếu bứt phá tại các tập đoàn kinh tế hiện tại.

Ông Bùi Văn Dũng – Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế (CIEM) nêu điểm yếu cốt tử về nguồn nhân lực tại  tập đoàn kinh tế Nhà nước tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” do Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 10/2.

Theo ông Dũng, hội nhập quốc tế là sức ép lớn buộc các tập đoàn kinh tế với bộ máy cồng kềnh, tư tưởng quản trị cũ phải thay đổi tư duy quản trị, đổi mới.

Chỉ ra điểm yếu trong quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhà nước ông Dũng nhấn mạnh yếu tố đầu tiên và tiên quyết đó là thiếu người tài lãnh đạo. Thói quen “chỉ định, đề bạt” mà không tổ chức tuyển chọn công khai, thi tuyển lãnh đạo cấp cao tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước là hệ quả tất yếu của thực trạng phát triển thiếu bứt phá tại các tập đoàn kinh tế hiện tại.

Lãnh đạo kiểu "chỉ định, đề bạt" "đè" tập đoàn kinh tế - 1

Năng lực quản trị yếu kém của người lãnh đạo là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của Vinashin. Ảnh minh họa

Nêu bài học kinh nghiệm từ nước láng giềng Trung Quốc, ông Dũng nhấn mạnh quan điểm, trong thời kỳ phát triển kinh tế mới phải loại bỏ tư tưởng “tiêu chuẩn chính trị” trong tuyển chọn lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong khu vực tập đoàn kinh tế Nhà nước. Cùng với đó, phải cải cách chế độ tiền lương, thưởng trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước để thu hút và tạo động lực nâng cao hiệu quả làm việc, cống hiến đối với lao động trình độ cao.

Đồng tình với quan điểm, ông Đinh Quang Tỵ - Hội đồng lý luận trung ương nói thẳng, nếu làm, sờ đến thì tất cả các tập đoàn kinh tế của chúng ta đều có vấn đề.

"Tư tưởng phong trào, tiêu chuẩn chính trị vẫn đè nặng, chưa thể thoát khiến các tập đoàn không thể bứt phá và đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Vinashin chỉ là một bài học điển hình nhất mà thôi".

“Vì sao 10 năm qua tập đoàn kinh tế cứ mãi phát triển èo uột? Không phải ngẫu nhiên người ta nói nhiều tới câu chuyện lợi ích, câu chuyện sân sau tồn tại trong các tập đoàn?”- ông Tỵ băn khoăn.

Do đó, ông Bùi Văn Dũng khảng khái: “Nếu không có sự bứt phá và thay đổi tư duy về tuyển chọn lao động cấp cao, lãnh đạo và quản trị, thì đối mặt với quá trình hội nhập tới đây, chắc chắn các tập đoàn kinh tế sẽ phải chịu một sức ép rất lớn, thậm chí là lùi lại”.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM lại cho rằng, nhân lực, con người chỉ là một trong số những nhân tố quan trọng dẫn dắt tập đoàn phát triển. “Cốt lõi là tuyển được người rồi, có đề ra được cơ chế chính sách để họ phát huy tài năng, và giám sát họ hay không” – ông Cung nhìn nhận.

Dù vậy, dự báo về sự phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam ông Bùi Văn Dũng đưa ra 3 kịch bản thấp, trung bình và cao đối với 2 chỉ tiêu doanh thu bình quân và quy mô lao động bình quân. Đối với chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các tập đoàn kinh tế, bình quân giai đoạn 2014-2020 chỉ tăng 12,68%/năm, 14,23%/năm và 15,79%/năm ở kịch bản thấp, trung bình và cao. Doanh thu bình quân sẽ đạt “đỉnh” vào giai đoạn 2018-2019 đối với tất cả các kịch bản, sau đó sẽ giảm dần.

Đối với chỉ tiêu tốc độ tăng lao động bình quân, trong giai đoạn 2014-2016 xu hướng cắt giảm là chủ đạo, nhưng theo hướng cải thiện dần. Ở kịch bản cao, năm 2016, tốc độ tăng trưởng lao động bình quân của các tập đoàn kinh tế đạt khoảng 3,12%. Trong khi đó, ở kịch bản trung bình, kịch bản thấp thì tăng trưởng lao động dương sẽ bắt đầu lần lượt vào năm 2017, 2018 với mức tăng lần lượt là 1,07% và 5,12%.

So sánh 3 kịch bản phát triển đối với tập đoàn kinh tế trong mối tương quan với “sức khỏe” nội tại của nền kinh tế, của chất lượng và mô hình tăng trưởng, chất lượng nguồn nhân lực, ông Bùi Văn Dũng nhận định, “kịch bản trung bình dường như là khả thi nhất trong giai đoạn phát triển tới của tập đoàn kinh tế Việt Nam”.

"Cần tiếp tục mở cửa thị trường các ngành, lĩnh vực kinh doanh độc quyền tự nhiên hoặc do các tập đoàn kinh tế Nhà nước thống lĩnh hoặc giữ thị phần chi phối, hạn chế dần và tiến tới loại bỏ, kiểm soát có hiệu quả vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực đó”- ông Dũng nhấn mạnh.

Năng lực quản trị yếu kém của người lãnh đạo là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của Vinashin. Ảnh minh họa

Nêu bài học kinh nghiệm từ nước láng giềng Trung Quốc, ông Dũng nhấn mạnh quan điểm, trong thời kỳ phát triển kinh tế mới phải loại bỏ tư tưởng “tiêu chuẩn chính trị” trong tuyển chọn lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong khu vực tập đoàn kinh tế Nhà nước. Cùng với đó, phải cải cách chế độ tiền lương, thưởng trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước để thu hút và tạo động lực nâng cao hiệu quả làm việc, cống hiến đối với lao động trình độ cao.

Đồng tình với quan điểm, ông Đinh Quang Tỵ - Hội đồng lý luận trung ương nói thẳng, nếu làm, sờ đến thì tất cả các tập đoàn kinh tế của chúng ta đều có vấn đề.

"Tư tưởng phong trào, tiêu chuẩn chính trị vẫn đè nặng, chưa thể thoát khiến các tập đoàn không thể bứt phá và đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Vinashin chỉ là một bài học điển hình nhất mà thôi".

“Vì sao 10 năm qua tập đoàn kinh tế cứ mãi phát triển èo uột? Không phải ngẫu nhiên người ta nói nhiều tới câu chuyện lợi ích, câu chuyện sân sau tồn tại trong các tập đoàn?”- ông Tỵ băn khoăn.

Do đó, ông Bùi Văn Dũng khảng khái: “Nếu không có sự bứt phá và thay đổi tư duy về tuyển chọn lao động cấp cao, lãnh đạo và quản trị, thì đối mặt với quá trình hội nhập tới đây, chắc chắn các tập đoàn kinh tế sẽ phải chịu một sức ép rất lớn, thậm chí là lùi lại”.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM lại cho rằng, nhân lực, con người chỉ là một trong số những nhân tố quan trọng dẫn dắt tập đoàn phát triển. “Cốt lõi là tuyển được người rồi, có đề ra được cơ chế chính sách để họ phát huy tài năng, và giám sát họ hay không” – ông Cung nhìn nhận.

Dù vậy, dự báo về sự phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam ông Bùi Văn Dũng đưa ra 3 kịch bản thấp, trung bình và cao đối với 2 chỉ tiêu doanh thu bình quân và quy mô lao động bình quân. Đối với chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các tập đoàn kinh tế, bình quân giai đoạn 2014-2020 chỉ tăng 12,68%/năm, 14,23%/năm và 15,79%/năm ở kịch bản thấp, trung bình và cao. Doanh thu bình quân sẽ đạt “đỉnh” vào giai đoạn 2018-2019 đối với tất cả các kịch bản, sau đó sẽ giảm dần.

Đối với chỉ tiêu tốc độ tăng lao động bình quân, trong giai đoạn 2014-2016 xu hướng cắt giảm là chủ đạo, nhưng theo hướng cải thiện dần. Ở kịch bản cao, năm 2016, tốc độ tăng trưởng lao động bình quân của các tập đoàn kinh tế đạt khoảng 3,12%. Trong khi đó, ở kịch bản trung bình, kịch bản thấp thì tăng trưởng lao động dương sẽ bắt đầu lần lượt vào năm 2017, 2018 với mức tăng lần lượt là 1,07% và 5,12%.

So sánh 3 kịch bản phát triển đối với tập đoàn kinh tế trong mối tương quan với “sức khỏe” nội tại của nền kinh tế, của chất lượng và mô hình tăng trưởng, chất lượng nguồn nhân lực, ông Bùi Văn Dũng nhận định, “kịch bản trung bình dường như là khả thi nhất trong giai đoạn phát triển tới của tập đoàn kinh tế Việt Nam”.

"Cần tiếp tục mở cửa thị trường các ngành, lĩnh vực kinh doanh độc quyền tự nhiên hoặc do các tập đoàn kinh tế Nhà nước thống lĩnh hoặc giữ thị phần chi phối, hạn chế dần và tiến tới loại bỏ, kiểm soát có hiệu quả vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực đó”- ông Dũng nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN