Đấu thầu vàng và tâm lý thị trường

Hôm nay diễn ra phiên đấu thầu vàng đầu tiên do Ngân hàng Nhà nước cầm trịch. Giá đấu thành công sẽ là bao nhiêu, có minh bạch không, cao hay thấp hơn và sẽ tác động đến thị trường vàng thế nào... là những vấn đề dư luận quan tâm.

26 ngàn lượng vàng miếng không phải là con số “nhớn” đủ để “phích” giá cho cả thị trường, nhưng ý nghĩa ở chỗ, Ngân hàng Nhà nước muốn thông qua phiên đấu thầu này, như một cam kết khẳng định sự tham gia một cách có trách nhiệm trong việc lập lại trật tự, bình ổn thị trường vàng.

Đấu thầu vàng và tâm lý thị trường - 1

Việc bình ổn thị trường vàng là vấn đề rất phức tạp

“Việc bình ổn thị trường vàng là vấn đề rất phức tạp, không thể giải quyết trong một vài phiên đấu thầu hoặc trong một vài ngày, đòi hỏi có thời gian điều chỉnh. Khó khăn lớn nhất là diễn biến giá vàng trong nước và thế giới rất khó lượng”.

Đại diện NHNN khẳng định

Về phiên đấu thầu có thể hình dung: tỷ lệ đặt cọc của đơn vị dự thầu là 10%, với mức giá tham chiếu 43,6 triệu đồng một lượng.; khối lượng vàng miếng tối thiểu mỗi thành viên được phép đặt thầu là 5 lô (tương đương 500 lượng), còn mức tối đa là 20 lô (khoảng 2.000 lượng). Bước khối lượng đặt thầu là 1 lô, tức 100 lượng. Mỗi thành viên chỉ được đăng ký một mức giá trong phạm vi giá sàn và trần.

Phiên đấu giá sẽ ảnh hưởng tới thị trường thế nào? Chiều 27/3, trao đổi với Tiền Phong, một phụ trách kinh doanh đại diện SJC phía Bắc cho hay thông tin về phiên đấu thầu đã bắt đầu tác động đến tâm lý thị trường từ một vài hôm.

Tuy nhiên, rõ nét nhất là đúng vào ngày sát phiên này (tức 27/3) giá vàng bán ra giảm mạnh, mức niêm yết chỉ còn 43,40 triệu đồng/lượng.

“Với mức giá tham chiếu là 43,6 triệu đồng/lượng, rất khó nói về giá vàng ngày 28/3 sẽ lên hay xuống tiếp. Giới đầu tư sẽ nhìn và trông chờ vào kết quả phiên đấu thầu này để quyết định mua hay bán. Nhìn chung, người dân và giới đầu cơ vẫn đang ở xu hướng mua vào”- Vị này nhận định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN