Cổ phiếu “siêu xe” sinh lời nhiều nhất

Sau khi tăng 50%, cổ phiếu ô tô vẫn tiếp tục sinh lời cho nhà đầu tư.

Sàn Hà Nội

GGG của Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng là cổ phiếu hiếm hoi của ngành ô tô được niêm yết. Đã có thời GGG được xem là “siêu xe”. Tuy nhiên, khi khủng hoảng kinh tế lan rộng, lượng tiêu thụ ô tô giảm mạnh, GGG xuống dốc và ít được nhà đầu tư quan tâm.

Tuy nhiên, tuần qua, GGG bất ngờ tăng mạnh mẽ và ghi nhận chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp. Đóng cửa tuần, GGG tăng 1.000 đồng/CP, tương ứng 50%  lên 3.000 đồng/CP. Không chỉ dừng ở lại ở đó, đầu tuần này, GGG có thêm 1 phiên tăng trần. Hôm nay, GGG tăng 300 đồng/CP lên 3.300 đồng/CP. Dư mua trần GGG đạt 1.198.200 đơn vị, nhiều hơn rất nhiều lần khối lượng giao dịch khớp lệnh.

Cùng với 98 mã khác, GGG góp phần giúp HNX-Index đi lên. Kết thúc phiên giao dịch 13/1/2014, HNX-Index tăng 0,28 điểm, tương ứng 0,4% và đóng cửa ở mức 71,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 47,485,536 cổ phiếu, tương ứng 419.65 tỷ đồng, giảm mạnh so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 1,105,513 cổ phiếu, tương ứng 14.19 tỷ đồng.

Cổ phiếu “siêu xe” sinh lời nhiều nhất - 1

Toàn sàn Hà Nội ghi nhận 99 mã tăng giá, 76 mã đứng giá và 92 mã giảm giá.

HNX30-Index tăng nhẹ HNX-Index. Đóng cửa phiên 13/1, HNX30-Index tăng 0,86 điểm, tương ứng 0,64% và đóng cửa ở mức 135,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20.037.200 cổ phiếu, tương ứng  244,19 tỷ đồng. Trong nhóm có 13 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.

Trên sàn Hà Nội, số lượng blue-chips tăng giá nhiều hơn số mã giảm giá. Trong đó, cổ phiếu ngành tài chính có xu hướng đi xuống. ACB giảm 100 đồng/CP xuống 15.900 đồng/CP, KLS giảm 100 đồng/CP xuống 9.300 đồng/CP, VND giảm 100 đồng/CP xuống 11.400 đồng/CP, BVS và SHS đứng giá.

SHN, cổ phiếu nóng nhất sàn Hà Nội suốt thời gian đang ngày càng nguội dần. SHN giảm 400 đồng/CP xuống 5.100 đồng/CP. Mức giá giảm sàn của cổ phiếu này là 5.000 đồng/CP. Cầu SHN thấp trong khi cung giá thấp đang chiếm áp đảo.

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng xanh vỏ đỏ lòng. Trên toàn sàn, số mã giảm tương đương số mã tăng. Trong nhóm VN30-Index, số mã giảm nhiều hơn hẳn số mã tăng. Như vậy, VN-Index tăng chủ yếu dựa vào một số  trụ cột của thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/1/2014, VN-Index tăng 2,17 điểm, tương ứng 0,42% và dừng ở mức 521,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 71.994.499 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.145,22 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 3.542.469 cổ phiếu, tương ứng 46,94 tỷ đồng. Toàn sàn có có 106 mã tăng giá, 74 mã đứng giá và 105 mã giảm giá.

VN30-Index tăng chậm hơn VN-Index. Chốt phiên giao dịch ngày 13/1, VN30-Index tăng 0,45 điểm, tương ứng 0,08% và dừng ở mức 576,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25.172.720 cổ phiếu, tương ứng 621,2 tỷ đồng. Trong nhóm có 9 mã tăng giá, 9 mã đứng giá và 12 mã giảm giá. 

VN-Index đi lên phụ thuộc nhiều vào các trụ cột của thị trường như GAS, FPT, SSI,… Đóng cửa phiên 13/1, GAS tăng 2.500 đồng/CP lên 72.000 đồng/CP, FPT tăng 400 đồng/CP lên 49.100 đồng/CP, SSI tăng 200 đồng/CP lên 19.300 đồng/CP,… 

Ở chiều ngược lại, HAG giảm 100 đồng/CP xuống 20.700 đồng/CP, OGC giảm 200 đồng/CP xuống 10.600 đồng/CP, VCB giảm 300 đồng/CP xuống 27.500 đồng/CP, VNM giảm 1.000 đồng/CP xuống 137.000 đồng/CP, BVH giảm 400 đồng/CP xuống 38.700 đồng/CP,….

Trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm cổ phiếu chứng khoán đầu phiên phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, tới cuối phiên, rất ít mã duy trì được đà tăng như SSI, BSI. Còn lại, HCM giảm nhẹ xuống 25.400 đồng/CP, AGR đứng giá ở mức 5.100 đồng/CP.

VN-Index tăng nhưng vẫn chứa đựng nhiều rủi ro khi sắc đỏ chiếm ưu thế trong phần dư mua trên bảng giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy nhà đầu tư chỉ sẵn sang mua vào ở mức giá thấp. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang được hỗ trợ mạnh bởi dòng tiền dồi dào. 

Công ty chứng khoán FPTS nhận định xu thế tăng trung hạn được tiếp tục được khuyến nghị. Trong ngắn 

hạn, dòng tiền chưa có tín hiệu ra khỏi thị trường nên đối với nhà đầu tư lướt sóng vẫn có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. 

Ngoài ra theo FPTS, thông tin về kết quả kinh doanh quý 4 cũng bắt đầu hé lộ. Do vậy thị trường sẽ có sự phân hóa trong thời gian tới nên đối với nhà đầu tư lướt sóng nên lựa chọn các cổ phiếu được hỗ trợ từ kết quả kinh doanh quý 4 và các cổ phiếu đựợc lợi từ sự hồi phục của thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN