Xuất hiện trường hợp đầu tiên ở Hà Nội mắc viêm não Nhật Bản

Bé 4 tuổi ở xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vừa nhập Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị vì viêm não Nhật Bản.

Theo thông tin từ phía Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn TP đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2019.

Một cháu bé 4 tuổi ở xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vừa nhập Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị vì viêm não Nhật Bản - đây cũng là ca viêm não Nhật Bản đầu tiên của TP được ghi nhận trong năm 2019.

Xuất hiện trường hợp đầu tiên ở Hà Nội mắc viêm não Nhật Bản - 1

Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao.

Theo bác sỹ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).

Điều đáng chú ý theo ông Điển, bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác, diễn tiến của bệnh lại rất nhanh, thậm chí chỉ sau 1 ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê.

Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não.

Ngoài ra, còn có một điều đáng sợ đối với bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản là những di chứng thần kinh về sau. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét...

Trước những diễn biến nguy hiểm của viêm não Nhật Bản, các chuyên gia khuyến cáo người dân thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau:

Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi

Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2.

Ba mũi tiêm này có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên.

Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.

Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm não Nhật Bản làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, tổn thương não, thường gặp ở trẻ em dưới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Viêm não Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN