Vỏ gối có thể bẩn hơn bồn cầu: Chuyên gia tiết lộ tần suất nên giặt

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nếu không giặt vỏ gối trong khoảng 1 tuần, việc đó giống như việc bạn phải ngủ trên bệ toilet, nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng thực tế có phải vậy không?

Nếu ga giường, chăn gối không được làm sạch sau một thời gian, nó sẽ có mùi khó chịu. Điều này là do một số vi khuẩn hoặc ve sống trong đó ăn các chất bã nhờn, mảnh vụn, tóc,... của con người. Chúng tiếp tục sinh sản và sống trên giường. Đôi khi chúng ta cảm thấy ngứa mắt, ho, có thể là do bị dị ứng với mạt bụi do các vi sinh vật này sinh ra.

Theo nghiên cứu của công ty Amerisleep có trụ sở tại Scottsdale, Arizona, Mỹ, số lượng của các loại vi khuẩn này như sau:

- Có 3 triệu vi khuẩn trên vỏ gối không được giặt trong 1 tuần, gấp 17.000 lần vi khuẩn trên bệ toilet.

- Có 5,98 triệu vi khuẩn trên vỏ gối không được giặt trong 2 tuần, gấp 300 lần vi khuẩn trên tay cầm vòi nước.

- Có 8,51 triệu vi khuẩn trên vỏ gối không được giặt trong 3 tuần, gấp 400 lần vi khuẩn trong bồn rửa bát.

- Có 10 triệu vi khuẩn trên vỏ gối chưa giặt, lượng vi khuẩn nhiều gấp 39 lần so với bát của thú cưng.

Vỏ gối nếu không giặt thường xuyên sẽ là ổ vi khuẩn.

Vỏ gối nếu không giặt thường xuyên sẽ là ổ vi khuẩn.

Có thể thấy, không hề quá lời khi miêu tả độ bẩn của vỏ gối là một trong những vật dụng bẩn nhất trong gia đình. Bởi vì ngoài mồ hôi, trên gối có thể có nước bọt, đôi khi còn có nước mắt, tóc, gàu, bã nhờn,… khi ngủ dễ sinh ra vi khuẩn.

Đối với những người khỏe mạnh nói chung, khả năng miễn dịch của họ có thể chống lại các vi khuẩn, ve và các vi sinh vật khác trong điều kiện bình thường nên không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, những người bị dị ứng hoặc bệnh miễn dịch nên hết sức cẩn thận.

Nếu trong gia đình có người già yếu, có vết thương, họ dễ bị nhiễm khuẩn, khiến vết thương bị viêm và khó lành.

Ngoài ra, bọ ve là loài động vật chân đốt rất nhỏ. Ấu trùng có 6 chân và con trưởng thành có 8 chân và một bộ xương ngoài. Chúng lột da trong quá trình sinh trưởng và bài tiết hằng ngày, sản sinh ra các chất khiến con người bị dị ứng. Nếu tiếp xúc với da người, nó có thể gây ra bệnh chàm, mẩn đỏ và sưng tấy.

Ngoài ra, những chất bài tiết này phát tán vào không khí, nó sẽ xâm nhập vào đường hô hấp của con người, làm tăng nguy cơ dị ứng và hen suyễn.

Bao lâu thì nên giặt vỏ gối?

Để tránh những rắc rối với vi khuẩn và bọ ve, bạn có thể thực hiện các phương pháp khác nhau để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe, bao gồm:

1. Dọn dẹp thường xuyên

Bạn càng vệ sinh thường xuyên thì hiệu quả phòng ngừa sẽ càng tốt. Đối với những người khỏe mạnh bình thường, nên giặt ga trải giường và vỏ gối ít nhất mỗi tháng 1 lần.

Nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng, nên giặt sạch vỏ gối ít nhất 1 lần/tuần.

Đối với những món đồ lớn hơn, chẳng hạn như toàn bộ gối hoặc chăn, bạn nên giặt ít nhất mỗi mùa 1 lần hoặc nhờ tiệm giặt chuyên nghiệp giặt sạch.

2. Chọn vỏ gối tốt

Nếu có thể, hãy cố gắng chọn loại vải tốt cho chăn ga gối đệm, tức là vỏ gối, ga trải giường và vỏ chăn bông có khả năng chống mạt bụi.

Kích thước cơ thể của mạt bụi là khoảng 0,3 mm. Nếu các lỗ trên vải có mật độ cao nhỏ hơn 0,3 mm, mạt bụi sẽ không có cơ hội chui vào gối hoặc chăn.

Bằng cách này, mỗi khi bạn sử dụng vỏ gối sạch sẽ, v.v., sẽ không có mạt bụi thoát ra khỏi gối, chăn khi mọi người đang ngủ.

3. Thay gối

Nếu tài chính cho phép, bạn có thể thay gối mới mỗi mùa, nhưng đối với hầu hết mọi người, việc thay thế này 2 năm 1 lần là phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Dưới đây là một số vật dụng nhà bếp thường bị bỏ qua nhưng nên được vệ sinh hàng ngày vì lý do vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Hằng (Theo Epochtimes) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN