Vì sao nhiều cặp vợ chồng bình thường nhưng lại sinh ra con dị tật?

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ: “Thực tế làm nghề, chúng tôi gặp nhiều cặp vợ chồng hoàn toàn bình thường, nhưng trong họ lại có những gen lặn, sinh ra con dị tật, khó hòa nhập với cộng đồng".

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, ông và các y bác sĩ của BV mong muốn giúp đỡ các cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn, hiếm muộn, vô sinh, mắc bệnh lý di truyền có cơ hội sàng lọc gen bệnh hiếm, thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí để sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh.

“Xuất phát từ khao khát của những người làm bác sĩ sản khoa, chúng tôi mong ước một trong những sản phẩm của mình là các bà mẹ sinh ra những em bé khỏe mạnh. Song trên thực tế làm nghề, chúng tôi gặp nhiều cặp vợ chồng hoàn toàn bình thường, nhưng trong họ lại có những gen lặn, sinh ra con dị tật, khó hòa nhập với cộng đồng", BS Ánh nói.

Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội kêu gọi giúp đỡ các cặp vợ chồng mắc bệnh hiếm, hoàn cảnh khó khăn khi ký kết kết biên bản thỏa thuận giữa Quỹ Tấm lòng Việt và BV Phụ sản Hà Nội.

Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội kêu gọi giúp đỡ các cặp vợ chồng mắc bệnh hiếm, hoàn cảnh khó khăn khi ký kết kết biên bản thỏa thuận giữa Quỹ Tấm lòng Việt và BV Phụ sản Hà Nội.

Theo thống kê, hơn 1% số trẻ ra đời mang các rối loạn đơn gen do di truyền, là tình trạng đột biến ADN của một số gen, truyền cho thế hệ sau theo luật di truyền.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra có hơn 6.000 rối loạn đơn gen, chiếm 20% trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ.

Sàng lọc gen trước sinh và sơ sinh là những phương pháp có thể giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn hoặc mang gen lặn đột biến có cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh bằng cách khám, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, sàng lọc gen bệnh hiếm, thụ tinh trong ống nghiệm…

PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh cũng cho biết, các cặp vợ chồng mang gen bệnh hiếm nhưng với khoa học hiện nay họ vẫn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh bằng phương pháp sàng lọc trước khi chuyển phôi, tìm ra những phôi khỏe mạnh thì người mẹ mang thai sẽ có cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh. Từ năm 2019, bệnh viện đã thực hiện với 21 cặp vợ chồng và đã có có những kết quả lạc quan là 13 em bé khỏe mạnh chào đời. Chúng tôi hy vọng kết quả này như một tiếng chuông để kêu gọi những tấm lòng nhân ái trong toàn xã hội sẽ cùng chung tay, giúp đỡ cho những cặp vợ chồng đã không may có hoàn cảnh éo le như vậy".

Theo BS Ánh, chi phí cho mỗi ca thành công thường vào khoảng 200 triệu đồng, đây là số tiền không nhỏ đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng chính là lí do chương trình "Vì một niềm tin về hạnh phúc" được triển khai nhằm giúp đỡ những cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn kém may mắn.

Được biết, đối tượng tham gia chương trình là các cặp vợ chồng hoàn cảnh gia đình thuộc diện hộ nghèo; gia đình hoàn cảnh khó khăn được chẩn đoán vô sinh, hiếm muộn hoặc các cặp vợ chồng hoàn cảnh gia đình thuộc diện hộ nghèo; gia đình hoàn cảnh khó khăn có tiền sử sinh con mắc các bệnh lý di truyền, đã được xác định mang gen đột biến (đã có kết quả xác định đột biến gen); tuổi vợ dưới 35 tuổi; vợ và chồng là người lành mang gen đột biến: bệnh thoái hóa cơ tủy; vợ là người lành mang đột biến gen liên kết nhiễm sắc thể giới tính X: Bệnh máu khó đông.

Nguồn: [Link nguồn]

Bà bầu ăn rau răm có làm sảy thai không?

Bà bầu ăn rau răm có làm sảy thai không là thắc mắc của những mẹ bầu tín đồ của các món có liên quan đến rau răm, do loại rau này được biết đến như một thực phẩm nguy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN