Vi khuẩn kháng thuốc có thể giết 10 triệu người mỗi năm

Siêu vi khuẩn kháng thuốc không được kiểm soát có thể giết hơn 10 triệu người mỗi năm. Chi phí cho việc này tốn tới 100 ngàn tỉ USD vào năm 2050 nếu tốc độ lây lan toàn cầu của chúng không ngừng lại. Đây là thông tin được công bố trong một báo cáo của chính phủ Anh mới đây.

Những bệnh lây nhiễm đã giết hàng trăm ngàn người một năm và xu hướng này đang ngày càng tăng. Cũng theo báo cáo này, tầm quan trọng của thuốc kháng sinh không thể được coi trọng quá mức.

Cựu kinh tế trưởng của Goldman Sachs Jim O'Neill, người đứng đầu nghiên cứu, lưu ý rằng chỉ riêng ở châu Âu và Mỹ đã có 50.000 người tử vong mỗi năm từ bệnh lây nhiễm từ những siêu vi khuẩn như E.coli.

Vi khuẩn kháng thuốc có thể giết 10 triệu người mỗi năm - 1

Kháng thuốc kháng sinh đang là tình trạng báo động trên toàn cầu. Hình minh họa

“Nếu không làm được điều gì đó trước 2050, con số có thể tăng đến 10 triệu người tử vong mỗi năm trở đi,” ông nói. 

Kháng sinh là các loại thuốc gồm kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng nấm và antiparasitics. Nhưng các hiệu ứng kháng thuốc ngày càng tăng. “Điều này có thể đẩy y tế trở về thời kỳ đen tối,” Jim O'Neill nói.

 Việc các vi khuẩn lờn thuốc đã được phát hiện bởi Alexander Fleming vào năm 1928. Nhưng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây do các vi khuẩn đa kháng thuốc đã phát triển và các công ty ít đầu tư vào lĩnh vực ít đem lại lợi nhuận.

 Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về một thời đại hậu kháng sinh, khi mà những căn bệnh thường gặp trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều vì nguy cơ lây nhiễm cao trong quá trình điều trị. Việc ấy có thể xảy ra trong thế kỷ này, trừ phi những thay đổi mạnh mẽ được thực hiện.

 Jim O'Neill cho rằng con số thiệt hại mà ông đưa ra có thể vẫn chưa phải là tình hình thực tế. “Dù con số lớn như thế, vẫn chưa đánh giá đúng thiệt hại kinh tế thực sự”, ông cho biết thêm.

 Chính phủ Anh đang thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc kháng sinh mới. Đồng thời, họ cũng đưa ra cảnh báo về việc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh và thực phẩm. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TPHCM/Reuters)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN