Tự chữa sốt xuất huyết, rước thêm biến chứng

Bị sốt xuất huyết nhiều người cứ nghĩ truyền dịch sẽ khỏi nên họ đến các phòng khám tư nhân, thậm chí nhờ dược sĩ truyền dịch, dẫn đến bệnh nặng hơn.

Tự chữa sốt xuất huyết, rước thêm biến chứng - 1

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại BV Nhiệt đới Trung ương

Nặng hơn vì tự chữa

Chị Chu Thị Thu Hương trú tại Việt Trì, Phú Thọ vào bệnh viện cấp cứu vì tiểu cầu giảm nặng, đau đầu dữ dội. Chị Hương cho biết mình bị sốt vài ngày. Chị đi khám ở phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán chị bị sốt xuất huyết và cho truyền dịch. Tuy nhiên, càng ngày tình hình càng nặng hơn. Chị Hương thấy không đỡ, người mệt hơn, đau đầu.

Gia đình đã đưa vào bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Những ngày điều trị ở đây, chị vẫn không hạ sốt, tiểu cầu giảm mạnh. Bác sĩ cho biết chị bị sốt xuất huyết nhưng điều trị không đúng nên dẫn đến biến chứng.

Trường hợp của bé Nguyễn Hoàng Thắng trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng tương tự. Cháu bị sốt nhiều ngày. Mẹ cháu chỉ cho con uống hạ sốt. Thấy con đỡ dần nên gia đình yên tâm. Được hai hôm cháu lại sốt trở lại vào sốt cao hơn, uống thuốc hạ sốt không có tác dụng. Cháu mệt mỏi, nôn ói. Khi nhập viện, mẹ của bé Thắng cho biết đi mua thuốc kể triệu chứng bác sĩ cho biết cháu bị sốt vi rút. Khi vào viện làm các xét nghiệm máu, tiểu cầu giảm có xuất huyết trên da, bác sĩ chẩn đoán là sốt xuất huyết.

Gần đây nhất là trường hợp bé H. 7 tuổi, ở Tam Nông, Đồng Tháp đã tử vong vì sốt xuất huyết. Gia đình cháu cho biết con bị sốt nhưng chỉ uống hạ sốt. Đến khi bị nặng quá đưa vào viện thì cháu không qua khỏi do bị sốc xuất huyết.

Mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể mắc lại

Ông Trương Đình Bắc - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa, đặc biệt ở các tỉnh phía nam. Đến nay đã ghi nhận có trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết và trong số đó chủ yếu đến viện quá muộn dẫn đến sốc xuất huyết. 

Bệnh sốt xuất huyết có diễn tiến đa dạng và phức tạp, khởi đầu của bệnh thường có triệu chứng sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không bớt, nhiều trường hợp được chẩn đoán là sốt siêu vi. Bệnh nhân có thể dẫn đến các triệu chứng khác như đau họng, ho, họng đỏ, nhức mỏi và đau cơ, nổi những nốt đỏ trên da không phải do xuất huyết trong 2 - 3 ngày đầu giống như sốt phát ban rubella.

Cho đến nay chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết do deugen, bác sĩ chỉ giải quyết triệu chứng ngăn chặn quá trình thoát mạch huyết tương gây sốc sốt huyết hoặc quá trình xuất huyết. Cụ thể, bệnh nhân sốt sẽ dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol, uống nhiều nước. Khi bệnh trở nặng vào sốc sẽ truyền dịch, truyền tĩnh mạch để bồi hoàn thể tích dịch tuần hoàn, khi chảy máu nhiều có thể truyền máu.

Bệnh sốt xuất huyết lâu qua đường máu, đường côn trùng, trực tiếp là muỗi đốt. Những người mắc sốt xuất huyết vẫn có thể bị trở lại. Đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em sốt xuất huyết không có miễn dịch lâu bền. Ở Việt Nam có 4 chủng sốt xuất huyết và mỗi người có thể mắc các loại khác nhau. Nếu mắc phối hợp có thể tử vong vì sốc xuất huyết. 

"Không phải cái gì sốt là sử dụng thuốc hạ sốt là được. Sốt xuất huyết chỉ được dùng paracetamol nếu dùng sang loại khác có thể gây tan máu xuất huyết nặng hơn" - ông Bắc cho biết.

Xuất huyết có ở Việt Nam chủ yếu ở miền nam, miền Bắc sau năm 1975. Ngày xưa miền bắc rất ít sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết chỉ tập trung ở khu đô thị, đô thị phát triển đến đâu muỗi phát triển đến đó vì muỗi không đẻ trong ao hồ mà đẻ ở các vật dụng chứa nước trong như gốc cây, phế thải thậm chí nước lọ hoa, bể tiểu cảnh.

Để phòng bệnh, phương pháp chính để kiểm soát số lượng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư. Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.

Hiện nay các tỉnh phía nam đang có dịch, ở miền nam lưu hành quanh năm vì yếu tố thời tiết, lúc nào cũng tạo điều kiện tốt cho muỗi vằn phát triển. Chính vì thế, miền Bắc mùa đông muỗi không phát triển nên dịch sốt xuất huyết thường tăng mạnh vào mùa hè.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ph.Thúy (Infonet)
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN